Khám sức khỏe doanh nghiệp có phải hoạt động bắt buộc không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Khám sức khỏe doanh nghiệp là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo khả năng làm việc của người lao động. Vậy các công ty có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên của mình hay không? Cùng hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây để đi tìm lời giải đáp.

1. Lợi ích nhân đôi của hoạt động khám sức khỏe công ty

Hoạt động khám sức khỏe công ty (doanh nghiệp) hàng năm đóng vai trò vô cùng quan trọng cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Cụ thể như sau:

1.1.Ý nghĩa khám sức khỏe doanh nghiệp – đối với người lao động

  • Giúp phát hiện sớm các bệnh lý ngay từ giai đoạn khởi phát
  • Đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, giúp tăng cơ hội điều trị hiệu quả, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm
  • Nhận diện và loại bỏ ngay các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn có thể gây bệnh
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo nhân viên có đủ sức khỏe để làm việc

1.2.Ý nghĩa khám sức khỏe doanh nghiệp – đối với công ty

  • Việc phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý cho người lao động giúp doanh nghiệp giảm được chi phí y tế, chi phí bồi thường cho nhân viên mắc bệnh.
  • Là yếu tố giúp thu hút nhân tài cho công ty. Bởi việc chăm lo sức khỏe cho nhân viên chính là cách để doanh nghiệp đó thể hiện sự quan tâm với người lao động của mình.
  • Gắn kết tinh thần đoàn kết, tạo sự liên kết bền chặt hơn giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên. Khám sức khỏe công ty là cầu nối để mọi người thấu hiểu và chia sẻ cho nhau.
  • Người lao động chính là tài sản quý giá nhất của mỗi doanh nghiệp. Do đó, bảo vệ sức khỏe của nhân viên chính là bước đà giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững.
  • Nâng cao chất lượng công việc, đồng thời hạn chế tối đa các bệnh nghề nghiệp đe dọa đến sức khỏe người lao động
vai trò của khám sức khỏe doanh nghiệp

Khám sức khỏe công ty có ý nghãi quan trọng với doanh nghiệp và người lao động

2. Khám sức khỏe công ty có phải là việc làm bắt buộc không?

Khám sức khỏe cho người lao động theo định kỳ là việc làm bắt buộc với mỗi doanh nghiệp. Cụ thể, theo Điều 21 của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên của mình. Cụ thể:

  • Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần/năm
  • Đối với người đảm nhận những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại; người khuyết tật; lao động chưa thành niên; lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần

Ngoài ra, doanh nghiệp nào có chế độ phúc lợi tốt thì cũng có thể tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên nhiều hơn số lần quy định của pháp luật.

Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Bởi vậy, với những doanh nghiệp không tiến hành tổ chức khám sức khỏe sẽ bị xử phạt với mức phạt với những mức độ khác nhau.

tầm quan trọng của khám sức khỏe doanh nghiệp

Khám sức khỏe cho người lao động là việc làm bắt buộc với các doanh nghiệp

3. Quy trình khám sức khỏe doanh nghiệp như thế nào?

Quy trình khám sức khỏe công ty định kỳ thực tế không quá phức tạp, bao gồm một số bước chính như sau:

  • Bước 1: Tiến hành làm thủ tục và nhận hồ sơ khám

Ở bước này thường diễn ra nhanh gọn. Thủ tục bạn cần làm chỉ là cung cấp một số thông tin cá nhân như: họ tên, quê quán, tuổi, giới tính… Ngoài ra, bạn cũng cần chia sẻ chính xác về tiền sử bệnh của mình. Những thông tin này sau đó sẽ được ghi vào hồ sơ khám bệnh để bác sĩ nắm bắt được sau khi thăm khám.

  • Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm

Chờ đợi đến lượt thăm khám của mình để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Các mẫu xét nghiệm này thường là lấy mẫu máu và nước tiểu.

  • Bước 3: Khám thể lực

Ở bước khám này, người lao động sẽ được kiểm tra về các chỉ số như: chiều cao, cân nặng. Sau đó, bạn sẽ được tiến hành đo huyết áp, đo mạch,…

  • Bước 4: Khám các chuyên khoa lâm sàng

Hoạt động khám lâm sàng sẽ được tiến hành sau bước khám thể lực. Lúc này, nhân viên sẽ được kiểm tra tổng quát về: Tai mũi họng; Răng hàm mặt; Khám nội; Khám da liễu; khám phụ khoa (dành riêng cho nữ)…

  • Bước 5: Khám chẩn đoán hình ảnh

Bước thăm khám tiếp theo mà người lao động trải qua là tiến hành chẩn đoán hình ảnh. Ở bước khám này, bạn sẽ được hướng dẫn đi thực hiện các danh mục như: chụp X-quang, điện tim, siêu âm,… Ngoài ra, nếu công ty có nhu cầu thì cũng có thể đăng ký thêm các danh mục thăm khám bổ sung khác cho nhân viên của mình.

  • Bước 6: Trả kết quả thăm khám

Khi kết thúc, người lao động sẽ được nhận kết quả thăm khám của mình. Lúc này, bác sĩ nội sẽ chỉ rõ những vấn đề sức khỏe bất thường, hướng dẫn điều trị bệnh (nếu có) và đưa ra lời khuyên về chế độ sinh hoạt, ăn uống cho phù hợp.

quy trình khám sức khỏe doanh nghiệp

Sau khi hoàn thành các bước khám, người lao động sẽ được bác sĩ tư vấn và đọc kết quả cuối cùng

4. Những lưu ý quan trọng khi tiến hành khám sức khỏe công ty

Trước khi thực hiện hoạt động khám sức khỏe công ty cho nhân viên của mình, các doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tiến hành cập nhật đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân của nhân viên để lập hồ sơ khám
  • Lựa chọn địa chỉ y tế uy tín và chất lượng để đảm bảo sức khỏe nhân viên được chăm sóc tốt nhất

Bên cạnh đó, người lao động nên ghi nhớ những điểm sau:

  • Cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác
  • Khi tiến hành bước siêu âm, bạn cần nhịn tiểu/nên uống nước căng bụng.
  • Đối với nữ giới, sau khi siêu âm, bạn nên tiểu hết trước khi tiến hành siêu âm phụ khoa bằng đầu dò.
  • Còn nếu bạn đang mang thai, hãy báo với bác sĩ để được tư vấn những danh mục nên/không nên thực hiện.
lưu ý khi tổ chức khám sức khỏe doanh nghiệp

Để đạt kết quả thăm khám tốt nhất, người lao động nên lưu ý về các lời khuyên được bác sĩ đưa ra

Khám sức khỏe định kỳ là quyền lợi của tất cả người lao động nhưng đó cũng là trách nhiệm của người sử dụng lao động (doanh nghiệp) nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng của công việc. Do đó, mỗi doanh nghiệp nên nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này để nghiêm túc thực hiện theo những quy định của pháp luật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital