Khái quát về vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván là một trong những loại vắc xin quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cho cá nhân cũng như cộng đồng khỏi nguy cơ mắc các loại bệnh nguy hiểm.

1. Tổng quát về vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván

1.1. Khái niệm 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván là gì?

Bạch hầu, ho gà, uốn ván là 3 bệnh lý nguy hiểm và có khả năng bùng phát trở thành dịch bệnh nếu như không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Theo đó bệnh bạch hầu là một loại bệnh xảy ra do sự xâm nhập, tấn công của virus có tên là Corynebacterium. Vi khuẩn này lây lan qua con đường hô hấp, tiếp xúc gần với những dịch tiết từ người mắc bệnh khi ho hoặc hắt xì hơi. Ngoài ra, chúng còn có khả năng lây lan qua việc dùng chung đồ đạc. Bệnh bạch hầu nếu không có phương án điều trị và xử lý kịp thời thì sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm cơ tim, viêm khu vực dây thần kinh.

Bệnh lý ho gà thường có những biểu hiện vô cùng phổ biến đó là ho kéo dài, ho liên tục trong một khoảng thời gian dài. Đi kèm với hiện tượng ho đó có thể là tình trạng mệt mỏi, nôn mửa kéo dài,…Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể sẽ gây nên hiện tượng thiếu oxy và ngừng thở cho người bệnh.

Vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván có khả năng phòng tránh 3 bệnh lý nguy hiểm

Bạch hầu, ho gà, uốn ván là 3 bệnh lý nguy hiểm và có khả năng bùng phát trở thành dịch bệnh nếu như không được kiểm soát và điều trị kịp thời.

Bệnh lý uốn ván là một bệnh thường xảy ra, do sự tấn công, xâm nhập của một loại vi khuẩn uốn ván có tên tiếng Anh là Clostridium tetani. Loại vi khuẩn này có khả năng tấn công thông qua các vết thương trên cơ thể, đi vào đường máu và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

1.2. Khái niệm vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván là gì? Tầm quan trọng của loại vắc xin này như thế nào?

Có thể nói, vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván là biện pháp bảo vệ đem lại hiệu quả tối ưu và toàn diện nhất đối với 3 loại bệnh lý này. Việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin sẽ giúp cơ thể con người sản sinh ra đầy đủ kháng thể cần thiết, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn nguy hiểm. Theo thống kê, những người tiêm chủng đầy đủ loại vắc xin này sẽ giảm được đáng kể khả năng bị mắc 3 bệnh này. Nếu như chúng ta bị mắc bệnh thì khả năng bệnh để lại hậu quả, biến chứng cũng ít đi và không gây ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.

Đặc biệt đối với đối tượng trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, thì việc tiêm chủng vắc xin cũng giúp cung cấp cho con một lượng đề kháng cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe cho cơ thể, đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra nếu mắc bệnh.

Ngoài ra, việc tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cũng giúp nâng cao chất lượng sức khỏe cho toàn cộng đồng, xã hội, hạn chế nguy cơ lây lan bệnh giữa người bình thường và người mắc bệnh. Có thể nói, tiêm vắc xin đầy đủ giúp xã hội ngày càng khỏe mạnh, hạn chế chi phí dành cho việc điều trị các loại bệnh.

1.3. Điểm danh các loại vắc xin phòng bạch hầu ho gà uốn ván

Hiện nay có 3 loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván hay được sử dụng đó là: vắc xin DTaP, vắc xin Tdap, vắc xin DT và Td:

– Loại vắc xin DTaP: là loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván thường được dùng cho trẻ em dưới 7 tuổi.

– Loại vắc xin Tdap: là loại vắc xin hay được dùng cho đối tượng trẻ em từ 11 tuổi trở lên, và đối tượng người lớn trưởng thành trong độ tuổi 19 – 64 tuổi.

– Loại vắc xin DT và Td: là loại vắc xin thường chỉ phòng bệnh chủ yếu với bệnh bạch hầu và bệnh uốn ván.

2. Phác đồ tiêm chủng của các loại vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván là gì?

Đối với loại vắc xin này cũng cần phân cấp ra phác đồ ứng với mỗi độ tuổi khác nhau, áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván phân cấp ra phác đồ ứng với mỗi độ tuổi khác nhau, áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Đối với loại vắc xin này cũng cần phân cấp ra phác đồ ứng với mỗi độ tuổi khác nhau, áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.

2.1. Đối tượng trẻ em từ 0 – 6 tuổi

Phác đồ tiêm chủng vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván của đối tượng này như sau:

– Tổng cộng 5 mũi tiêm

– Mũi tiêm thứ nhất cần tiêm lúc trẻ được tròn 2 tháng tuổi

– Mũi tiêm thứ 2 cần tiêm lúc trẻ được 3 tháng tuổi

– Mũi tiêm thứ 3 tiêm lúc trẻ được 4 tháng tuổi

– Mũi tiêm thứ 4 tiêm lúc trẻ được 18 – 24 tháng tuổi

– Mũi tiêm thứ 5 tiêm lúc trẻ trong khoảng 4 – 6 tuổi

2.2. Đối tượng trẻ em trong độ tuổi từ 7 – 18 tuổi

– Trẻ từ 7 đến 10 tuổi và chưa từng có tiền sử tiêm chủng loại vắc xin này trước đó: nên tiêm một liều bổ sung của vắc xin Tdap.

– Trẻ từ 11 đến 12 tuổi: cần thực hiện tiêm chủng thêm 1 mũi vắc xin Tdap.

– Trẻ từ 13 tới 18 tuổi chưa có tiền sử tiêm chủng vắc xin Tdap: nên tiêm bổ sung một mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Nên tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm để tăng cường bảo vệ.

2.3. Đối tượng thiếu niên, thanh niên và người lớn trưởng thành

Đối với 2 đối tượng này Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm nhắc lại mũi vắc xin phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván sau mỗi 10 năm. Loại vắc xin nên sử dụng cho 2 đối tượng này đó là vắc xin Tdap, giúp nâng cao tối đa khả năng bảo vệ sức khỏe cho cơ thể.

2.4. Đối tượng phụ nữ đang có em bé

Đối với phụ nữ đang có bầu, các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ nên tiêm 2 mũi uốn ván đối với các mẹ mang thai lần đầu. Mũi đầu tiên nên tiêm khi mẹ có bầu được khoảng từ tuần 27 của thai kỳ. Mũi tiêm thứ 2 cần thực hiện sau mũi tiêm thứ nhất khoảng 1 tháng sau đó. Đối với các mẹ mang thai lần 2 và lần mang thai trước đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván, thì chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin uốn ván để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

3. Những trường hợp chống chỉ định khi tiêm vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván

Tiêm vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván - nên thông báo với bác sĩ trước khi tiêm chủng để được tư vấn.

Nên thông báo tiền sử sức khỏe với bác sĩ trước khi tiêm chủng để được tư vấn.

Cần chú ý tới một số trường hợp không nên tiêm vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván như sau:

– Người đang có dấu hiệu ốm, ho hắng, hắt xì hơi,…thì không nên tiêm chủng ngay bất cứ loại vắc xin nào. Nên chờ cho tới khi cơ thể khỏe mạnh trở lại thì thực hiện tiêm chủng.

– Các trường hợp đã có tiền sử bị sốc phản vệ sau tiêm chủng, co giật trước đó thì không nên tiêm vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván. Hoặc nên thông báo với bác sĩ trước khi tiêm chủng để được tư vấn.

– Đối tượng trẻ em đã hoặc đang gặp các vấn đề bệnh liên quan tới hệ thần kinh trong vòng 7 ngày trước đó cũng không nên tiêm thêm liều vắc xin nào khác.

– Những trường hợp trẻ em có phản ứng, dị ứng với các hoạt chất trong vắc xin thì cũng không nên tiếp tục tiêm vắc xin này.

– Người đã và đang trong quá trình điều trị các bệnh lý nặng mà cần sử dụng phương pháp xạ trị, hóa trị cũng không nên tiêm vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván ngay.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thêm thông tin về mũi vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, vui lòng liên hệ với Thu Cúc để được giải đáp nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital