Khái niệm vắc xin thủy đậu và phác đồ tiêm chủng ra sao?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm phòng vắc xin thủy đậu giúp mọi người phòng tránh được việc mắc bệnh, ngoài ra còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, tránh lây lan bệnh dịch giữa người với người.

1. Tổng quan về bệnh thủy đậu và vắc xin phòng bệnh thủy đậu

1.1. Khái niệm bệnh lý thủy đậu là như thế nào?

Bệnh lý thủy đậu là loại bệnh do virus thủy đậu gây ra. Loại virus này có tên tiếng Anh là Varicella virus. Chúng có khả năng gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính hay còn gọi là bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở đối tượng người trưởng thành.

Thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ) là loại bệnh xuất hiện với biểu hiện là những nốt mụn nước phồng rộp mọc lên khắp cơ thể, có thể bao gồm ở cả khu vực khoang miệng, niêm mạc miệng, vùng lưỡi. Bệnh lý này có thể xảy ra ở cả đối tượng trẻ em và người lớn, tuy nhiên đối tượng trẻ em hay gặp phải hơn. Bệnh thủy đậu cũng có tính lây lan giữa người với người và thường lây lan mạnh mẽ vào thời điểm thời tiết nóng ẩm (mùa xuân). Thủy đậu cũng có khả năng lây lan qua việc tiếp xúc gần với người bị bệnh, dính các dịch tiết của người bệnh trong không gian, hoặc qua hắt xì hơi, ho hắng.

Vắc xin thủy đậu phòng bệnh thủy đậu

Thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ) là loại bệnh xuất hiện với biểu hiện là những nốt mụn nước phồng rộp mọc lên khắp cơ thể, có thể bao gồm ở cả khu vực khoang miệng, niêm mạc miệng, vùng lưỡi.

Bệnh lý thủy đậu mặc dù sẽ có khả năng tự hết sau một khoảng thời gian mắc. Tuy vậy, chúng vẫn có khả năng để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị đúng cách. Một số những biến chứng gây ra do bệnh thủy đậu đó là: viêm màng não, nhiễm trùng, viêm phổi, viêm thận,…

1.2. Vắc xin thủy đậu là gì? Tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin thủy đậu?

Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin thủy đậu là loại vắc xin được bào chế ra để kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus. Loại vắc xin phòng thủy đậu sẽ được nghiên cứu, xử lý để giảm độc lực, sau đó được tiêm vào cơ thể con người. Vắc xin sau khi được tiêm vào cơ thể con người vừa giúp cơ thể sản sinh kháng thể, vừa kích thích khả năng ghi nhớ và làm quen với kháng nguyên. Nếu lần sau có virus, vi khuẩn xâm nhập thì cơ thể sẽ ghi nhớ và sử dụng kháng thể tiêu diệt mầm bệnh.

Vắc xin phòng bệnh thủy đậu có vai trò bảo vệ con người khỏi việc mắc bệnh, hoặc làm giảm ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe. Những người có tiêm chủng vắc xin sẽ ít có khả năng mắc bệnh, hoặc bị bệnh cũng nhanh khỏi và ít để lại biến chứng hơn những người không tiêm vắc xin. Do đó, có thể nói tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp có hiệu quả nâng cao chất lượng hệ miễn dịch cho cá nhân. Ngoài ra, tiêm vắc xin thủy đậu cũng giúp hạn chế khả năng lây lan bệnh dịch ra cộng đồng, xã hội, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

1.3. Điểm danh các loại vắc xin thủy đậu

Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu hay được sử dụng phổ biến, đó là:

– Vắc xin Varivax: đây là loại vắc xin phòng thủy đậu do Mỹ sản xuất. Vắc xin này có liều lượng đóng tương ứng với 0.5ml mỗi liều. Cần tiêm tổng 2 mũi mỗi mũi cách nhau khoảng 4 – 8 tuần.

– Vắc xin Varicella: đây là loại vắc xin phòng thủy đậu do Hàn Quốc sản xuất. Chúng có liều lượng 0,5ml mỗi liều. Chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất.

1.4. Vắc xin phòng thủy đậu nên được tiêm theo phác đồ như nào?

Đối với vắc xin bệnh thủy đậu, chúng ta nên tiêm theo phác đồ như sau:

– Trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 18 tháng: tiêm 1 mũi thủy đậu duy nhất.

– Trẻ em trong độ tuổi từ 19 tháng – 13 tuổi và chưa có tiền sử bị thủy đậu: tiêm 1 mũi.

– Trẻ em trong độ tuổi 13 tuổi, hoặc người trưởng thành chưa có tiền sử bị thủy đậu: cần tiêm 2 mũi. Mỗi mũi tiêm cần cách nhau 4 đến 8 tuần.

– Đối tượng phụ nữ trước khi mang thai: cần tiêm trước 3 – 5 tháng

2. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu và đối tượng tiêm chủng

2.1. Vắc xin cần tiêm cho những đối tượng nào?

– Những người chưa có tiền sử mắc bệnh đều có nguy cơ cao. Do đó, ai cũng đều cần thực hiện tiêm chủng thủy đậu để phòng nhiễm bệnh.

– Những đối tượng người mắc một số bệnh lý liên quan đến bạch cầu như: bạch cầu cấp tính, suy giảm miễn dịch, đang trong quá trình điều trị bệnh.

– Đối tượng mắc một số hội chứng như: thận hư, viêm phế quản.

– Đối tượng đang trong quá trình điều trị bằng thuốc Corticosteroids hoặc ACTH.

– Những người thường xuyên tiếp xúc với những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cao.

– Những người sinh sống trong tập thể, cộng đồng: ký túc xá, trường học, khu tập thể,…

2.2. Vắc xin phòng thủy đậu chống chỉ định với những đối tượng nào?

– Những đối tượng đang có dấu hiệu bệnh dị ứng: sốt phát ban, nổi ban đỏ, mụn nước, lở loét,…

– Nhóm đối tượng đang bị mắc các bệnh lý liên quan tới tim mạch, gan thận, rối loạn chức năng các bộ phận trong cơ thể.

– Những người có bệnh về máu, tiền sử rối loạn chống đông máu,…

– Đối tượng có tiền sử bị sốc phản vệ, co giật khi tiêm các loại vắc xin cũng cần khai báo kỹ càng với bác sĩ khi khám sàng lọc trước tiêm.

Vắc xin thủy đậu - Đối tượng có tiền sử bị sốc phản vệ, co giật khi tiêm các loại vắc xin cũng cần khai báo kỹ càng với bác sĩ khi khám sàng lọc trước tiêm.

Đối tượng có tiền sử bị sốc phản vệ, co giật khi tiêm các loại vắc xin cũng cần khai báo kỹ càng với bác sĩ khi khám sàng lọc trước tiêm thủy đậu.

– Những người có tiền sử bị dị ứng với một số hoạt chất trong vắc xin cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.

– Phụ nữ đang mang bầu hoặc đang có dự định mang bầu trong vòng 2 tháng.

– Đã thực hiện tiêm chủng một số loại vắc xin trong 1 tháng trước đó: vắc xin sởi quai bị rubella, vắc xin lao, vắc xin bại liệt,…

– Một số trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan tới tế bào như: u lympho ác tính, bệnh bạch cầu tủy,…

– Bệnh nhân đang trong thời kỳ điều trị bệnh bằng xạ trị.

3. Một số tác dụng phụ thường gặp của vắc xin phòng thủy đậu

Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng bệnh thủy đậu cũng sẽ có khả năng gặp một số tác dụng phụ, tùy vào cơ địa và đề kháng của mỗi người:

– Hiện tượng phản ứng sưng, đau, đỏ ở tại vết tiêm hoặc xung quanh vết tiêm.

– Hiện tượng ngứa, tụ máu hoặc có nổi cục.

– Một số người còn gặp phản ứng sốt nhẹ, phát ban trên cơ thể sau khi tiêm vắc xin.

– Một số phản ứng hiếm khi gặp: xuất huyết, chảy máu niêm mạc miệng.

Các phản ứng kể trên có thể dễ gặp hơn ở đối tượng trẻ em. Tuy nhiên, thường thì những phản ứng sẽ tự giảm dần và biến mất sau khoảng 1 vài ngày sau khi tiêm chủng. Nên theo dõi sức khỏe sau khi tiêm để có thể kịp thời xử lý và điều trị.

4. Khi tiêm vắc xin thủy đậu cần lưu ý những điều gì?

Vắc xin thủy đậu - Cần lập tức đi cấp cứu nếu xảy ra các phản ứng sốc phản vệ, phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm.

Cần lập tức đi cấp cứu nếu xảy ra các phản ứng sốc phản vệ, phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm.

– Sau khi thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng thủy đậu, nên phòng tránh việc mang thai trong khoảng 3 tháng.

– Cần tránh tiếp xúc gần với những người có khả năng cao bị mắc thủy đậu, những người chưa từng có tiền sử bị thủy đậu.

– Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có nên tiêm chủng vắc xin phòng thủy đậu hay không.

– Theo dõi sức khỏe sau tiêm. Không được chườm đắp gì vào vết tiêm.

– Cần lập tức đi cấp cứu nếu xảy ra các phản ứng sốc phản vệ, phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm.

– Nên lựa chọn cơ sở y tế, phòng tiêm chủng uy tín, đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế.

Trên đây là những thông tin khái quát quan trọng về vắc xin phòng thủy đậu. Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch tiêm chủng hoặc cần tư vấn thêm thông tin, vui lòng liên hệ với tổng đài của Thu Cúc TCI.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital