Sinh thiết là gì? Kết quả sinh thiết có chính xác không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm
Nhiều người khi nghe nhắc đến bệnh ung thư thường hay bắt gặp cụm từ “sinh thiết tế bào ung thư” nhưng có rất nhiều người không hiểu sinh thiết là gì? Kết quả sinh thiết có chính xác không? Bài viết sau đây xin giải đáp những thông tin trên giúp bạn.

1. Sinh thiết là gì?

Sinh thiết được hiểu là một xét nghiệm được thực hiện bằng phẫu thuật, với mục đích lấy mẫu tế bào hoặc mô nghi ngờ chứa mầm bệnh để đánh giá sự hiện diện hoặc mức độ của bệnh. Xét nghiệm này được tiến hành bằng cách lấy mẫu tế bào ra khỏi cơ thể, sau đó, mang mẫu này đi kiểm tra dưới kính hiển vi và có thể được phân tích về mặt hóa học.

Đây được coi là một phương pháp xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh lý, khi các xét nghiệm, siêu âm, nội soi, x-quang,… không đủ để đánh giá toàn diện tình hình.

Kết quả sinh thiết có chính xác không là thắc mắc của nhiều người

Tìm hiểu về sinh thiết sẽ giúp bạn hiểu kết quả sinh thiết có chính xác không.

2. Sinh thiết gồm những loại nào?

  • Sinh thiết bấm: Đây là loại sinh thiết nhằm chẩn đoán các bệnh ngoài da. Một dụng đặc biệt được dùng để bấm một lỗ nhỏ thông qua các lớp trên cùng của da để lấy một mẫu da cần sinh thiết.
  • Sinh thiết kim: Sử dụng mẫu để lấy mẫu mô từ các cơ quan hoặc khối u dưới da. Một ống kim dài đặc biệt đâm xuyên qua da vào thận, gan, tuyến giáp, tủy xương hoặc khối u bất thường.
  • Sinh thiết nội soi: dùng ống nội soi đi vào các đường như miệng, mũi, ống tiểu, hậu môn để quan sát các bộ phận bên trong cơ thể và lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm.

3. Vậy kết quả sinh thiết có chính xác không?

Sinh thiết là phương pháp được đánh giá có độ chính xác cao, nhằm xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương tại các vị trí trên cơ thể. Có nhiều người lo lắng không biết kết quả sinh thiết có chính xác không? Với vấn đề này, bạn không nên quá lo lắng vì nhìn chung các kết quả sinh thiết có tỉ lệ chuẩn xác khá cao. Tiến hành sinh thiết cũng là một phương pháp khá an toàn và có tỉ lệ thành công cao giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý và đánh giá được mức độ thương tổn của tế bào.

Tuy nhiên một vài trường hợp sinh thiết có thể cho kết quả “dương tính giả” với ung thư, nhưng xác xuất này chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thường được liệt kê vào một trong các sai sót y khoa có tỷ lệ thấp. Để đảm bảo kết quả sinh thiết được chính xác, bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ uy tín để tiến hành xét nghiệm sinh thiết.

4. Ứng dụng sinh thiết trong chẩn đoán và đánh giá mức độ ung thư

Ứng dụng phổ biến nhất của sinh thiết là trong chẩn đoán bệnh ung thư. Vùng mô bị tổn thương sẽ được lấy ra ngoài cơ thể để làm các đánh giá chi tiết. Phần mô xung quanh cũng sẽ được kiểm tra để xem bệnh có lan ra ngoài khu vực sinh thiết hay không. Nếu vùng biên này của mẫu cho kết quả dương tính nghĩa là có bệnh và có thể cần phải cắt bỏ phần mô rộng hơn, tùy thuộc vào chẩn đoán. Sau đó các xét nghiệm về bệnh lý học được thực hiện để xác định xem tổn thương là lành tính hay ác tính. Nó còn giúp phân biệt các loại ung thư khác nhau, cho biết bản chất chính xác của ung thư, mức độ nghiêm trọng và khả năng lây lan của bệnh.

Ngoài ra, một số bệnh khác cũng có thể được chẩn đoán bằng sinh thiết như viêm gan hoặc viêm thận có thể được nhìn thấy trên các mẫu mô dưới kính hiển vi khi bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm tại các vị trí này để làm xét nghiệm sinh thiết.

Kết quả sinh thiết có chính xác không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Kết hợp chụp CT và sinh thiết sẽ giúp cho kết quả chẩn đoán chính xác hơn. (ảnh minh họa)

5. Quy trình thực hiện sinh thiết như thế nào?

5.1 Trước khi tiến hành sinh thiết

Bệnh nhân cần kiêng một số loại thuốc và thực phẩm cụ thể vài ngày trước khi sinh thiết. Vài tiếng trước khi làm có thể phải kiêng ăn và uống. Sau khi nhập viện, bệnh nhân được làm xét nghiệm máu và đánh giá khả năng dị ứng với các chất liên quan.

5.2 Trong khi sinh thiết

Đối với các hình thức sinh thiết bấm hay dùng kim, bệnh nhân được gây tê ngoài da tại chỗ đâm kim. Với sinh thiết nội soi hoặc cắt bỏ, phương pháp gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân thường được sử dụng. Quá trình làm sinh thiết thường kéo dài vài phút đến vài giờ.

5.3 Sau khi sinh thiết

Bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện vài giờ và được uống thuốc giảm đau. Xét nghiệm lượng máu sẽ được thực hiện để đảm bảo không có sự chảy máu kín ở cơ quan nội tạng bị can thiệp. Thông thường bệnh nhân có thể ra về sau vài giờ và tham gia được những hoạt động bình thường hàng ngày.

5.4 Phân tích mẫu sinh thiết

Mẫu mô sau khi được lấy ra khỏi bệnh nhân sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm bệnh lý học. Mô được tách ra thành một lát cực mỏng và gắn vào một tấm thủy tinh mỏng. Phần mô còn lại được lưu trữ để sử dụng cho các nghiên cứu sau này nếu cần. Lát mô mỏng được nhuộm màu cho phép các tế bào riêng lẻ được nhìn rõ hơn. Sau đó các bác sĩ sẽ kiểm tra các mô dưới kính hiển vi để phát hiện các bất thường trong cấu trúc tế bào. Quá trình phân tích này có thể kéo dài vài phút cho đến vài ngày tuỳ vào độ phức tạp của bệnh.

Kết quả sinh thiết có chính xác không còn phải tùy vào việc lựa chọn cơ sở y tế

Hệ thống Y tế Thu Cúc là địa chỉ y tế uy tín có hệ thống máy móc, xét nghiệm hiện đại để thực hiện sinh thiết chính xác

Hi vọng câu hỏi Kết quả sinh thiết có chính xác không đã có lời giải đáp thông qua bài viết này. Nhìn chung nên đến thực hiện sinh thiết và các xét nghiệm tại cơ sở uy tính để có kết quả chính xác nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital