Hướng dẫn gội đầu cho mẹ bầu đang bị sốt xuất huyết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Thị Nhài

Bác sĩ Sản phụ khoa

Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, nhằm giảm nguy cơ bệnh trở nặng hơn cũng như hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi, mẹ bầu cần tuân thủ nhiều quy tắc kiêng cữ, trong đó có kiêng gió, kiêng nước. Vì lý do này, nhiều mẹ thắc mắc rằng “sốt xuất huyết có được gội đầu không?” vì việc gội đầu liên quan đến tiếp xúc với nước và có khả năng gây cảm lạnh. Xem ngay câu trả lời bên dưới và các gội đầu đúng khi đang bị bệnh mẹ nhé!

1. Tìm hiểu bệnh sốt xuất huyết ở mẹ bầu

Bệnh sốt xuất huyết, hay còn được gọi là Dengue hemorrhagic fever (DHF) trong tiếng Anh, là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Đây là một căn bệnh phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Nam Á và Châu Mỹ Latinh. Sốt xuất huyết có khả năng gây ra tình trạng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng cho mọi đối tượng, từ trẻ em tới người lớn và cả phụ nữ đang mang thai.

Sốt xuất huyết có khả năng gây ra tình trạng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng cho mọi đối tượng, bao gồm trẻ em, người lớn và cả phụ nữ đang mang thai

Sốt xuất huyết có khả năng gây ra tình trạng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng cho mọi đối tượng, bao gồm trẻ em, người lớn và cả phụ nữ đang mang thai

Sốt xuất huyết được gây ra bởi bốn loại virus Dengue khác nhau (bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4) và muỗi vằn Aedes aegypti là loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh. Muỗi này là nguồn chính của virus Dengue, phát triển trong môi trường nước đọng.

Bệnh sốt xuất huyết có nhiều triệu chứng khác nhau, từ thể nhẹ đến nghiêm trọng. Về lâm sàng, bệnh được chia thành ba giai đoạn tiến triển cụ thể như sau:

– Giai đoạn 1 (2 đến 3 ngày đầu): Bệnh nhân trải qua sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, đau nhức toàn thân, mệt mỏi và mất cảm giác thèm ăn.

– Giai đoạn 2 (từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7): Giai đoạn này có nguy cơ tương đối cao mặc dù bệnh nhân có triệu chứng sốt giảm, nhưng xuất huyết lại gia tăng và huyết áp giảm dần, tạo ra nguy cơ sốc sốt xuất huyết và suy đa tạng.

– Giai đoạn 3: Thường là thời điểm bệnh nhân bắt đầu hồi phục, cơn sốt dần giảm và biến mất hoàn toàn, đồng thời lượng tiểu cầu cũng tăng lên.

Tùy thuộc vào tình trạng của mẹ bầu trong từng giai đoạn bệnh sốt xuất huyết mà việc điều trị, chăm sóc cũng như tuân thủ các quy tắc kiêng cữ có thể khác nhau. Do đó, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, mẹ bầu nên lập tức đi khám khi có các triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.

2. Mẹ bầu bị sốt xuất huyết có thể gội đầu không?

Trước hết, cần nhấn mạnh rằng việc gội đầu vẫn có thể được thực hiện cho mẹ bầu bị bệnh sốt xuất huyết. Gội đầu là một hoạt động vệ sinh cá nhân cần thiết để làm sạch vi khuẩn và virus trên cơ thể, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và bội nhiễm. Ngoài ra, việc gội đầu cũng giúp mang lại sự thư thái và thoải mái, giảm bớt cảm giác mệt mỏi cho người bệnh.

Mẹ bầu bị sốt xuất huyết có được gội đầu không là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm

Mẹ bầu bị sốt xuất huyết có được gội đầu không là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm

Tuy nhiên, việc có được gội đầu hay không tùy thuộc vào tình trạng bệnh đang diễn ra của mẹ bầu. Nếu mẹ bầu có tình trạng khá ổn định và triệu chứng của sốt xuất huyết đang được kiểm soát như trong giai đoạn 1 của bệnh sốt xuất huyết, thì mẹ bầu có thể gội đầu và tắm rửa bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đang ở giai đoạn nặng của bệnh (thường kéo dài từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7) hoặc đang trong quá trình điều trị tại bệnh viện, thì việc gội đầu có thể không được khuyến nghị.

Ngoài ra, cần xem xét xem mẹ bầu có tổn thương hoặc có vết xuất huyết trên da đầu hay không. Việc gội đầu thường liên quan đến việc chà xát và áp lực lên da đầu, có thể ảnh hưởng đến các xuất huyết dưới da của mẹ bầu.

Vì vậy, để trả lời câu hỏi liệu mẹ bầu bị sốt xuất huyết có thể gội đầu hay không, cần xem xét giai đoạn của bệnh và tình trạng tổng thể của mẹ bầu. Trong trường hợp bệnh nhẹ, tổng thể sức khỏe tương đối ổn định và không có tổn thương trên đầu, thì mẹ bầu có thể gội đầu.

3. Hướng dẫn gội đầu đúng cách cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết

Khi mẹ bầu đang mắc bệnh sốt xuất huyết thì việc gội đầu đúng cách là rất cần thiết để giúp mẹ bầu có được sự thoải mái và giảm những triệu chứng khó chịu do bệnh sốt xuất huyết gây ra. Tuy nhiên, quá trình gội đầu cần được thực hiện cẩn thận đảm bảo an toàn và không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản để gội đầu cho mẹ bầu bị sốt xuất huyết:

– Sử dụng nước ấm để gội đầu, đảm bảo sự thoải mái và giúp loại bỏ chất bẩn, mầm bệnh và tạp chất.

– Mẹ bầu cần tránh gội đầu bằng nước lạnh.

– Mẹ bầu nên gội đầu trong một phòng kín, không có gió lùa trực tiếp.

– Không ngâm đầu trong nước quá lâu.

– Đối với mẹ bầu bị hạ tiểu cầu, thực hiện thao tác gội đầu nhẹ nhàng, tránh gây xước da đầu, tổn thương, chảy máu hoặc áp lực lớn lên da đầu.

– Sau khi gội, lau khô tóc và quấn khăn ủ để giữ ấm cho đầu.

– Sấy tóc thật khô, tránh để tóc ướt trong thời gian dài, vì điều này có thể làm tăng triệu chứng sốt.

– Trong những trường hợp bệnh sốt xuất huyết nặng, mẹ bầu nên hạn chế gội đầu thường xuyên nếu không thực sự cần thiết, nhằm tránh các tác động khiến bệnh sốt xuất huyết biến chứng khôn lường.

Quá trình gội đầu cần được thực hiện cẩn thận đảm bảo an toàn và không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu

Quá trình gội đầu cần được thực hiện cẩn thận đảm bảo an toàn và không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu

Bên cạnh đấy, khi bị sốt xuất huyết trong thai kỳ, mẹ bệnh nên thăm khác các bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ cụ thể trong gia đoạn mắc bệnh, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các mẹ bầu câu trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết có được gội đầu không và hướng dẫn các gội đầu phụ hợp cho mẹ bầu đang bị bệnh. Nếu mẹ bầu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh sốt xuất huyết hay các vấn đề trong thai kỳ, để lại thông tin bên dưới để được các bác sĩ Thu Cúc TCI hỗ trợ sớm nhất mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital