Hồng cầu thấp: Nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị

Chỉ số hồng cầu trong cơ thể một người bình thường nằm trong khoảng 4.0 đến 5.9 triệu tế bào/L (T/L). Vậy nguyên nhân hồng cầu tụt giảm do đâu? Hồng cầu thấp có nguy hiểm không và điều trị thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Menu xem nhanh:

1. Hồng cầu thấp có nguy hiểm không?

Hồng cầu trong máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể và vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Vì vậy hồng cầu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống hàng ngày của cơ thể. Ở một người bình thường, chỉ số hồng cầu nằm trong khoảng từ 4.0 đến 5.9 triệu tế bào/cm3,tương đương “4.0 đến 5.9 *10^12 tế bào /L ( T/L ). Chỉ số hồng cầu ở Nam thường cao hơn nữ (Nam: 4.20-5.80 (T/L); Nữ: 4.00-5.40 (T/L)).

Khi số lượng hồng cầu ít hơn mức bình thường thể hiện những bất ổn về sức khỏe mà bạn cần đặc biệt quan tâm. Hồng cầu tụt giảm rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến bệnh thiếu máu. Khi đó, cơ thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau:

– Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi nặng

– Làm gia tăng các bệnh tim mạch, rồi loạn nhịp tim, tim đập nhanh hơn so với người khỏe mạnh bình thường.

– Khiến tim phải làm việc vất vả hơn vì phải bơm máu nhiều hơn do phải bù đắp sự thiếu oxy trong máu.

Hồng cầu thấp có nguy hiểm không?

Hồng cầu thấp gây thiếu máu mạn tính rất nguy hiểm

2. Các biểu hiện của bệnh hồng cầu thấp

Ở giai đoạn đầu, bệnh hồng cầu thấp (giảm hồng cầu) rất khó nhận biết, bởi các triệu chứng của chúng khá giống với trạng thái mệt mỏi thông thường của cơ thể chúng ta như:

– Thường xuyên cảm thấy khó chịu, gắt gỏng, bực tức trong người

– Người bệnh mệt mỏi hơn bình thường, đặc biệt khi lao động hoặc tập thể dục , leo cầu thang bộ.

– Đau, nhức đầu,

– Hay bị khó tập trung suy nghĩ

3. Nguyên nhân gây bệnh hồng cầu thấp

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng giảm hồng cầu đó là:

– Thói quen ăn uống không đầy đủ, ăn uống thất thường (đặc biệt phổ biến ở các bạn trẻ tuổi hiện nay).

– Do bị mất máu từ từ: đối với nữ thường do hiện tượng kinh nguyệt, hoặc các bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa kéo dài, trĩ, nhiễm ký sinh trùng đường ruột,…

– Bệnh nhân vừa mới trải qua cuộc phẫu thuật, mất máu do chấn thương hoặc phẫu thuật, sau đẻ, do khối u đường tiêu hóa,…

– Do yếu tố di truyền trong gia đình như bệnh huyết sắc tố di truyền  ( Thalassemia, Hồng cầu hình  liềm …)”

– Các bệnh lý cơ quan tạo máu : Giảm sinh tủy , ung thư máu , ung thư nơi khác di căn …

biểu hiện bệnh hồng cầu thấp

Hồng cầu thấp khiến người bệnh thiếu máu, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, … (ảnh minh họa)

4. Điều trị bệnh hồng cầu giảm

Rất khó để xác định được sự suy giảm hồng cầu nếu chỉ căn cứ vào các yếu tố bên ngoài. Xét nghiệm công thức máu sẽ cho biết điều này và số lượng hồng cầu trong máu chính là chỉ số RBC có ghi trong các xét nghiệm huyết học của bạn.

Bác sĩ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ giảm hồng cầu để chỉ định một hoặc một số phương pháp điều trị phù hợp như sau:

– Chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng

– Thiếu máu do thiếu dưỡng chất sẽ dùng các loại thuốc bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12, và một số vitamin hay khoáng chất khác.

– Thuốc ức chế miễn dịch

– Thuốc điều trị các bệnh mắc kèm khác như thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc tẩy giun,…

– Sử dụng thuốc kích thích tạo máu ở tủy xương.

Nếu mắc phải chứng bệnh này, bạn cần đi khám ngay để được xác định, chẩn đoán và có hướng điều trị hiệu quả

Nếu mắc phải chứng bệnh này, bạn cần đi khám ngay để được xác định, chẩn đoán và có hướng điều trị hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị với thuốc, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Điều này giúp cho quá trình tạo máu của người bệnh được tăng cường,giảm các triệu chứng mệt mỏi do hồng cầu giảm gây nên. Tập thể dục thường xuyên, bạn nên chọn những bài tập thể dục vừa phù hợp với sức khỏe của mình, tránh các bài tập quá nặng. Việc tập thể dục sẽ khiến quá trình chuyển hóa và tạo máu của cơ thể dễ dàng hơn, giúp cải thiện tình trạng tốt hơn.

Bệnh hồng cầu thấp gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Do đó, nếu mắc phải chứng bệnh này, bạn cần đi khám ngay để được xác định, chẩn đoán và có hướng điều trị tốt nhất để làm tăng lượng hồng cầu đi nuôi cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital