Hôi miệng ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Nhiều người cho rằng hôi miệng chỉ xảy ra ở người lớn đặc biệt đàn ông do hút thuốc lá nhiều. Tuy nhiên, hôi miệng ở trẻ em hoàn toàn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng hơi thở có mùi và cách khắc phục hiệu quả để “thổi bay” tình trạng này cho các bé ở bài viết dưới đây nhé!

1. Danh sách những nguyên nhân khiến trẻ hay bị hôi miệng

1.1 Khô miệng là nguyên nhân hôi miệng ở trẻ em

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng hơi thở nặng mùi của bé. Nếu bé hay thở bằng miệng thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh, dẫn đến hôi miệng. Nước bọt có chức năng làm sạch và làm ẩm khoang miệng, trong trường hợp nước bọt tiết ra không đủ, các tế bào chết sẽ tích tụ nhiều hơn và dẫn đến hôi miệng. Bên cạnh đó, những thói quen không tốt của bé điển hình là mút tay, ngậm đồ chơi… cũng khiến trẻ dễ bị khô miệng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn.

Bé hay thở bằng miệng thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh, dẫn đến hôi miệng

Bé hay thở bằng miệng thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh, dẫn đến hôi miệng

1.2 Không đảm bảo vệ sinh răng miệng

Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến trẻ em hay bị hôi miệng. Trẻ em chưa đủ khả năng để đảm bảo việc vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ. Việc này sẽ khiến thức ăn hay đọng lại tại khe răng, hôi miệng là điều không tránh khỏi. Vi khuẩn lưu trú trong khoang miệng bé cùng với những cặn thức ăn sinh ra mùi hôi rất khó chịu, đồng thời làm tổn hại đến men răng của trẻ.

1.3 Trẻ có dị vật ở mũi

Trẻ em thường hay ngoáy mũi nhiều hoặc nhét vật nhỏ, chẳng hạn như đồ chơi bé, hạt đậu, viên bi,… vào mũi làm tổn thương đến vùng niêm mạc mũi. Điều này có thể gây bội nhiễm và làm cho hơi thở của bé có mùi.

1.4 Trẻ mắc các bệnh lý răng miệng

Sâu răng là bệnh lý xảy ra hầu hết trẻ em, là tác nhân gây hôi miệng. Ngoài ra còn có các bệnh lý thường gặp khác như viêm lợi, viêm tủy, cao răng nhiều, áp xe răng, viêm nướu, lệch khớp cắn,… là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây hôi miệng có thể phát triển khiến cho hơi thở của bé bị hôi.

1.5 Bệnh lý về đường hô hấp

Ở trẻ em hệ miễn dịch còn non yếu nên hay bị mắc những chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, viêm nhiễm như nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, ho,… Khi đó, các bé thường xuyên thở bằng miệng, gây khô miệng và khiến vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng. Bên cạnh đó, viêm amidan cũng là một trong những tác nhân gây hôi miệng do các vụn thức ăn có thể bị kẹt ở trong các hốc amidan.

Những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng ở trẻ em

Những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng ở trẻ em

1.6 Khẩu phần ăn không hợp lý

Trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ có chứa nhiều thực phẩm có mùi, điển hình là hành, tỏi. Sau khi đưa vào dạ dày, các phần tử trong những thực phẩm này di chuyển vào máu và bài tiết qua phổi, hơi thở, gây ra hôi miệng. Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu protein như thịt, phô mai sẽ làm tăng tính trầm trọng của chứng hôi miệng.

Các thức ăn cứng, giòn khô như bim bim, kẹo có thể dễ dàng dính trong các kẽ răng, tạo thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, răng trẻ thường bị sâu và kèm theo hôi miệng.

2. Giải pháp giúp hơi thở có mùi “biến mất”

2.1 Các biện pháp thông thường trị hôi miệng cho bé

Dưới đây là những biện pháp bác sĩ khuyến khích bố mẹ áp dụng cho con vừa điều trị vừa phòng ngừa hiệu quả chứng hôi miệng cho con:

– Hướng dẫn con đánh răng đúng cách để chống vi khuẩn xâm nhập và phát triển. bé cần phải được đánh răng sau khi ăn xong và sử dụng bàn chải mềm hoặc chỉ nha khoa để có thể loại bỏ tối đa thức ăn thừa dính ở kẽ răng.

– Thực hiện thay bàn chải từ 2-3 tháng một lần cho bé và sử dụng loại kem đánh răng không chứa chất mài mòn răng.

– Nên tiến hành rơ lưỡi cho trẻ để làm sạch khoang miệng và sử dụng dụng cụ được tiệt trùng sạch sẽ.

– Tăng sản xuất nước bọt, giảm thiểu hôi miệng bằng cách cho bé uống nhiều nước mỗi ngày.

– Rửa tay thường xuyên cho bé và vệ sinh đồ chơi nếu trẻ có thói quen mút ngón tay hoặc ngậm đồ chơi. bên cạnh đó nên khử trùng núm giả để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào miệng trẻ.

– Nếu cho trẻ dùng nước súc miệng thì cha mẹ cần phải lưu ý nghiên cứu thật kỹ các loại nước súc miệng này. Bởi vì nhiều loại nước chỉ chứa cồn không có tác dụng làm sạch khoang miệng đồng thời khiến miệng bé bị khô, làm chứng hôi miệng nặng hơn.

Cha mẹ cần phải lưu ý nghiên cứu thật kỹ các loại nước súc miệng trước khi cho con sử dụng

Cha mẹ cần phải lưu ý nghiên cứu thật kỹ các loại nước súc miệng trước khi cho con sử dụng

2.2 Một số bài thuốc dân gian chữa hôi miệng ở trẻ em

Một số bài thuốc dân gian có thể chữa hôi miệng rất hiệu quả mà cách làm đơn giản, tiết kiệm, các phụ huynh có thể áp dụng ngay tại nhà cho bé:

– Chanh và muối: sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng do có tính sát khuẩn cao. Bố mẹ pha hỗn hợp nước cốt chanh và muối trắng để trẻ súc miệng hàng ngày.

– Hỗn hợp mật ong, bột quế: đây là dung dịch ngọt bé sẽ rất dễ thích, hương thơm của bột quế có khả năng đánh bay mùi hôi miệng một cách nhanh chóng. Bố mẹ pha mật ong, bột quế trong nước ấm với tỉ lệ 1:1 rồi cho bé súc miệng 2 lần/ngày.

– Rau mùi tàu: đây là nguyên liệu thiên nhiên có khả năng loại bỏ mùi hôi miệng rất hiệu quả. Cách làm như sau: phụ huynh lấy một nắm rau mùi tàu đem rửa sạch rồi sắc lấy nước đặc. Sau khi để nguội thì cho bé súc miệng hàng ngày.

Cần lưu ý những biện pháp dân gian này chỉ mang tính hỗ trợ cho quá trình điều trị hôi miệng, có thể không mang lại hiệu quả tuyệt đối. Chính vì vậy, đưa trẻ đến thăm khám ở các cơ sở nha khoa uy tín là phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh tận gốc.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến cũng như là cách điều trị lý tưởng giúp giảm thiểu tình trạng hôi miệng xảy ra ở trẻ em để bố mẹ hiểu rõ bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con mình. Các bậc phụ huynh nên thường xuyên đưa con đi khám nha khoa định kỳ nhằm kiểm tra răng miệng đồng thời có phác đồ điều trị kịp thời nếu con mắc bất cứ bệnh lý nào về nha khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital