Hôi miệng mùi trứng thối và nguyên nhân

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Ngô Việt Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Hôi miệng là tình trạng bệnh đã từng có rất nhiều người mắc phải. Trên thực tế có nhiều kiểu mùi hôi miệng khác nhau. Trong đó, hôi miệng mùi trứng thối là một trong những dấu hiệu báo động về tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, điều này còn gây ra những trở ngại trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

1. Nguyên nhân khiến hôi miệng mùi trứng thối

nguyên nhân hôi miệng mùi trứng thối

Tình trạng hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên

Hôi miệng mùi trứng thối là một vấn đề khá khó chịu. Bên cạnh những kiểu hôi miệng như mùi amoniac, mùi tanh, mùi ga, … thì mùi trứng thối lại khá phổ biến. Nguyên nhân là bởi:

1.1 Thực hiện vệ sinh răng miệng chưa tốt

Những người không thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn, đúng cách sẽ thường dễ gặp phải tình trạng hơi thở có mùi trứng thối. Khi đó, răng không được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ dẫn tới mảng bám thức ăn tích tụ tại kẽ răng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn ngày càng phát triển, gây ra những mùi hôi thối.

hôi miệng

Không đảm bảo về hiệu quả vệ sinh răng miệng hoặc không thực hiện phù hợp có thể gây hôi miệng

Những trường hợp bệnh nhân đeo răng giả, niềng hoặc đeo mão răng sứ mà không làm vệ sinh sạch sẽ cũng có thể dẫn tới có mùi trứng thối. Việc niềng răng hay sử dụng những thiết bị cố định răng có thể gây nên mùi hôi miệng.

1.2 Ăn uống nhiều những loại thực phẩm nặng mùi

Khi ăn một số loại thực phẩm như hành tím, tỏi, một số loại gia vị, … có thể gây tình trạng hôi miệng cho người ăn. Khi đó, hơi thở sẽ có mùi giống như trứng thối. Mùi hôi này được phát ra từ dạ dạy. Cúng bởi vậy, trường hợp này, tình trạng miệng có mùi hôi thường kéo dài khá lâu.

1.3 Trào ngược, viêm loét dạ dày

Có thể qua việc hơi thở xuất hiện mùi khó chịu, ta nhận biết được sớm về tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa. Cụ thể, hôi miệng có thể là biểu hiện của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, …

Những tình trạng này sẽ gây sự gián đoạn với quá trình tiêu hóa thức ăn gây hiện tượng bị chậm tiêu, đầy hơi, … Lượng thức ăn này không tiêu hóa hết sẽ bắt đầu phân hủy và sản sinh ra khí H2S gây mùi trứng thối.

Viêm loét dạ dày là tình trạng trên niêm mạc của dạ dày có xuất hiện những vết thường loét. Bệnh này xảy ra do tác động của những vi khuẩn và chủ yếu là vi khuẩn Hp. Những vi khuẩn này xâm nhập vào trong thành dạ dày gây tổn thương. Khi đó, hoạt động tiêu hóa thức ăn sẽ bị suy giảm. Thậm chí thức ăn có thể không được tiêu hóa hết. ĐIều này sẽ khiến cho thức ăn còn lưu lại trong dạ dày. Lâu ngày, thức ăn sẽ phân hủy bởi những vi khuẩn, sản sinh khí độc. Điển hình chính là khí H2S gây mùi trứng thối. Loại khí này ở trong dạ dày nhiều sẽ đẩy hơi qua miệng. Đó chính là nguyên nhân khiến cho hơi thở người bệnh có mùi như trứng thối.

1.4 Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc

Theo nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy một số loại thuốc trong Tây y có thể gây khô miệng. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hơi thở. Tình trạng nghẹt mũi, nhịn đói quá mức, ăn kiêng cũng có thể khiến hơi thở có mùi như trứng thối.

1.5 Sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia

Uống rượu bia hay hút thuốc lá cũng là lý do gây tình trạng hơi thở bốc mùi khó chịu. Điều này là do việc sử dụng rượu bia, hút thuốc lá sẽ gây tình trạng hôi miệng, gây tổn hại cho răng miệng. Lâu ngày, những hiện tượng này sẽ ảnh hưởng tới hơi thở, gây nên mùi trứng thối.

1.6 Mắc các tình trạng bệnh lý

Những người bị nhiễm ký sinh trùng, sâu răng, viêm lợi, suy thận, bệnh gan, … đều có thể khiến cho hơi thở trở nên nặng mùi. Bên cạnh đó, hội chứng hơi thở khi ngủ hay những vấn đề tâm lý cũng có thể gây ảnh hưởng tới mùi hơi thở.

2. Những cách khắc phục hơi thở có mùi trứng thối

2.1 Điều trị với bác sĩ

hôi miệng mùi trứng thối

Để điều trị hôi miệng hiệu quả, bệnh nhân cần tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn, chỉ định cụ thể

Việc điều trị hơi thở có mùi trứng thối là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề có thể nhanh chóng khắc phục. Để có được một hơi thở thơm mát, không có mùi khó chịu cần tốn nhiều thời gian hơn, cùng với đó là một phương pháp điều trị phù hợp. Để thực hiện được điều đó, người bệnh cần tới bệnh viên uy tín, thăm khám với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng và chỉ định điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

2.2 Điều chỉnh lối sống, sinh hoạt thường ngày

Để khắc phục hơi thở có mùi trứng thối, việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng rất cần thiết. Cụ thể:

– Thực hiện làm sạch răng miệng đều đặn, đúng cách:

Theo như khuyến cáo của các bác sĩ, ta nên thực hiện đánh răng từ 2-3 lần mỗi ngày và buổi sáng và tối. Bên cạnh đó, sử dụng thêm những sản phẩm như chỉ nha khoa, nước súc miệng sẽ giúp hiệu quả làm sạch tối ưu hơn.

– Thay đổi thực đơn ăn uống:

Người bị hôi miệng nên hạn chế ăn những món nặng mùi như hạt tiêu, tỏi, hành, … Những thức ăn khó tiêu hóa như cà phê, xúc xích, thịt chiên, … cũng cần được hạn chế sử dụng. Nhờ vậy, dạ dày sẽ giảm bớt được các áp lực, bệnh dạ dày chuyển biến tốt. Ngoài ra, những loại thực phẩm như mật ong, gừng, sữa chua, … sẽ giúp khử mùi tốt cho cơ thể. Người bệnh nên đưa những món ăn này vào thực đơn nhiều hơn.

– Thay đổi thói quen ăn uống:

Trước hết, người bệnh cần uống nhiều nước hơn. Như vậy, khoang miệng sẽ luôn được giữ ẩm, hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn.

Bên cạnh đó, ta nên thực hiện chia nhỏ các bữa ăn. Với mỗi bữa, ta chỉ ăn một lượng vừa đủ. Từ đó, dạ dày có thể dễ dàng thực hiện quá trình tiêu hóa hơn. Ta có thểtránh tình trạng thức ăn ứ đọng.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng hôi miệng mùi trứng thối. Hy vọng qua đó, mọi người sẽ lưu lại được cho mình những điều hữu ích để áp dụng khi cần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital