Hôi miệng không nên ăn gì để hơi thở thơm tho

Tham vấn bác sĩ

Hôi miệng gây ra những phiền toái trong cuộc sống và khiến bạn tự ti khi giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra, hôi miệng còn có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý khác. Nhiều người thắc mắc rằng hôi miệng không nên ăn gì để hơi thở thơm tho? Hãy tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây với Thu Cúc TCI nha.

1. Tìm hiểu về tình trạng hôi miệng

1.1 Hôi miệng là bệnh gì?

Hôi miệng là tình trạng trong hơi thở xuất hiện mùi hôi, bắt nguồn từ trong khoang miệng. Đây là một vấn đề phổ biến ở cả nam và nữ, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Mặc dù không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, hôi miệng có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.

Để khắc phục tạm thời tình trạng hôi miệng, bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, trước khi áp dụng biện pháp này, cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra hôi miệng trong từng trường hợp cụ thể.

1.2 Nguyên nhân gây ra miệng bị hôi

Một nghiên cứu gần đây cho biết trong khoang miệng có tới 800 loại vi khuẩn tự nhiên cư trú. Khi những vi khuẩn này phân hủy protein trong thức ăn, chúng sản sinh chất thải chứa lưu huỳnh, tạo nên mùi hôi miệng. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm hợp lí là điều cần quan tâm để giảm thiểu tình trạng này.

Một nguyên nhân khác gây hôi miệng là vệ sinh răng miệng kém, khiến mảng bám tích tụ trên răng và hình thành cao răng. Điều này không chỉ gây hôi miệng mà còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Có thể kể đến vài cái tên như viêm nha chu hay viêm nướu.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng (minh họa)

Ngoài ra, hôi miệng cũng có thể do các bệnh lý như gan, thận, dạ dày hay tình trạng khô miệng. Thậm chí, sử dụng các thực phẩm có mùi cũng có thể làm tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, để giảm thiểu tình trạng hôi miệng, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây ra vấn đề này. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách là những biện pháp cần thiết để cải thiện tình trạng hôi miệng. Từ đó giữ cho hơi thở luôn thơm mát trong cuộc sống hàng ngày.

2. Hôi miệng không nên ăn gì để hơi thở thơm tho

Trong quá trình điều trị hôi miệng, nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nặng mùi hoặc có khả năng kích thích sự phát triển vi khuẩn gây mùi trong miệng. Một số những thực phẩm cần tránh khi hôi miệng là:

2.1 Các món từ thịt đỏ

Thịt đỏ chứa nhiều protein, khi được phân giải trong miệng, có thể tạo ra khí amoniac. Sau đó, khí này tiếp tục được chuyển hóa thành lượng lớn sulfur, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kỵ khí có sẵn trong miệng phát triển và gây ra hôi miệng.

Các loại thịt đỏ thường dài và dai, khó bị nhai nát hoàn toàn. Từ đó dẫn đến việc dễ bám vào kẽ răng. Điều này làm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hình thành mảng bám, gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Tuy không cần loại trừ thịt đỏ hoàn toàn, nhưng nên hạn chế lượng tiêu thụ. Khi chế biến thịt, nên băm nhuyễn hoặc nấu chín mềm nhừ. Điều đó để thuận tiện cho việc nhai và không cần chuyển động hàm quá nhiều. Hãy chú ý chải răng kỹ hoặc sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng thịt bám dính trong kẽ răng.

Những biện pháp này giúp giảm thiểu vi khuẩn gây mùi trong miệng và giữ cho hơi thở luôn thơm mát trong quá trình điều trị hôi miệng.

2.2 Các loại gia vị nồng, hành, tỏi, tiêu

Hành và tỏi đều chứa một lượng lớn lưu huỳnh. Khi tiêu thụ, lưu huỳnh này thường ở lại trong miệng trong một khoảng thời gian dài. Ngoài ra, chúng còn có khả năng hấp thụ vào hệ tuần hoàn và tuyến nước bọt. Điều này làm cho miệng, hơi thở và nước bọt có mùi không mấy dễ chịu. Tiêu cũng là gia vị tương tự như hành tỏi có thể làm hơi thở có mùi.

Gia vị cần tránh khi hôi miệng

Hôi miệng không nên ăn gì: hành, tỏi, tiêu (minh họa)

2.3 Đồ chứa nhiều đường

Nhiều người quen ăn đồ ngọt mà không ý thức rằng chúng là tác nhân gây hôi miệng. Ngoài ra, chúng còn là nguyên nhân chính gây ra sâu răng ở trẻ em và viêm nha chu. Tích tụ quá nhiều đồ ngọt trong khẩu phần ăn sẽ khiến hàm lượng sulfur trong miệng tăng lên. Từ đó, gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng của bạn.

2.4 Cà phê và các chất kích thích

Không nên uống quá nhiều cà phê vì có thể gây hôi miệng. Chất caffeine trong cà phê có tác dụng lợi tiểu, gây mất nước và giảm tiết nước bọt trong miệng. Đây là lý do dẫn đến vi khuẩn gây mùi có cơ hội phát triển trong khoang miệng. Dù cà phê có thể giúp giữ cho bạn tỉnh táo, tuy nhiên, nên sử dụng một cách hợp lý để tránh tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

2.5 Măng tây

Nên hạn chế ăn măng tây nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng hôi miệng. Mặc dù măng tây rất ngon và bổ dưỡng, nhưng loại rau này chứa nhiều asparagin và mecaptan methyl, có khả năng gây mùi hôi miệng. Việc ăn măng tây không được khuyến khích trong thực đơn của những người bị hôi miệng.

2.6 Thực phẩm nhiều axit

Tránh thực phẩm có nhiều axit là một cách hữu hiệu để giữ cho hơi thở luôn thơm mát. Những thực phẩm này có thể làm mòn men răng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Từ đó, làm tăng nguy cơ sâu răng và hôi miệng.

Để duy trì hơi thở tươi mới, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu axit. Nếu bạn đã ăn những thực phẩm này, hãy súc miệng hoặc chải răng kỹ sau bữa ăn. Vì thao tác đó sẽ giúp loại bỏ lượng axit bám vào khoang miệng và bề mặt răng. Điều này làm giảm thiểu nguy cơ mòn men răng và giữ cho hơi thở thơm tho suốt cả ngày.

2.7 Các thực phẩm sấy khô

Những loại hoa quả và hạt sấy khô là món ăn vặt được ưa chuộng với nhiều người. Không chỉ ngon miệng, chúng còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp vấn đề về hơi thở, nên hạn chế việc sử dụng loại thực phẩm này.

Lý do là thực phẩm sấy khô thường chứa nhiều đường và có độ bám dính cao, dẫn đến việc mảng và vi khuẩn có thể dễ dàng hình thành và phát triển sau khi ăn, từ đó làm cho hơi thở trở nên khó chịu và có mùi không dễ chịu.

2.8 Sầu riêng

Sầu riêng là một loại trái cây được nhiều người yêu thích, tuy nhiên, nếu bạn đang chữa trị hôi miệng, nên hạn chế ăn sầu riêng. Loại trái cây này chứa nhiều đường và có mùi đặc trưng, có thể dễ dàng lưu lại trong khoang miệng trong thời gian dài. Sau khi thưởng thức sầu riêng, bạn nên chú ý đánh răng kỹ càng để tránh hơi thở có mùi khó chịu.

Hôi miệng không nên ăn gì: Sầu riêng

Hôi miệng không nên ăn gì: Sầu riêng (minh họa)

2.9 Đồ uống có cồn

Để giảm nguy cơ hôi miệng, nên tránh tiêu thụ quá nhiều đồ uống chứa cồn như bia, rượu, soda và các loại đồ uống có chứa cồn. Đặc biệt là ở nam giới, việc lạm dụng các loại đồ uống này có thể dẫn đến mất nước và gây khô miệng. Việc đó sẽ gây ra tình trạng giảm tiết nước bọt và làm tăng nặng hôi miệng. Hãy cân nhắc giảm lượng cồn uống hàng ngày và thay thế bằng các loại đồ uống không có cồn và nước uống tự nhiên để duy trì hơi thở thơm mát sảng khoái.

Trên đây là những thông tin về hôi miệng không nên ăn gì để hơi thở thơm tho, hy vọng hữu ích với bạn đọc. Nếu tình trạng hôi miệng kéo dài và không thể cải thiện được, hãy đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital