Hỏi đáp về rạn xương mác cẳng chân

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Rạn xương mác cẳng chân là một chấn thương rất thường gặp và gây ảnh hưởng tới khả năng vận động, đi lại, sinh hoạt. Nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại di chứng nặng nề.

1. Vì sao bị rạn xương mác cẳng chân?

Rạn, nứt xương là một dạng của gãy xương, tức là gãy xương kín, không di lệch, chưa bị tách ra khỏi chiều dọc, chiều nang hoặc chưa thòi ra ngoài da. Nứt, rạn xương có thể gặp ở mọi vị trí, trong đó có xương mác cẳng chân.

Rạn xương mác căng chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:

– Tai nạn: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn do chơi thể thao (đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn…)

Rạn xương mác cẳng chân thường gặp do chấn thương, tai nạn

Rạn xương mác cẳng chân thường gặp do chấn thương, tai nạn

– Chấn thương do té ngã lên xuống cầu thang, do bị đánh hoặc chém bằng vật cứng (dao, gậy)

– Mắc bệnh lý cơ xương khớp như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, u xương cũng gây rạn xương cẳng chân

– Tuổi cao

2. Triệu chứng nào cảnh báo rạn xương mác cẳng chân?

Đau là triệu chứng thường gặp đầu tiên khi bị rạn xương mác cẳng chân. Một số trường hợp rạn xương kín, người bệnh có thể không đau. Tuy nhiên khi vận động, sờ nắn sẽ cảm thấy đau. Mức độ đau khi bị rạn xương mác có thể khác nhau tùy vào mức độ rạn.

Thông thường, khi bị rạn xương mác, người bệnh gặp khó khăn khi vận động. Tại vị trí xương nứt, rạn, tổ chức cơ, gân, dây chằng, da có thể thấy sưng nề, bầm tím, biến dạng…

Khi thấy đau đớn tại vị trí xương mác mà chưa rõ nguyên nhân, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Rạn xương mác rất dễ tái phát lại

Rạn xương mác rất dễ tái phát lại

3. Rạn xương mác điều trị thế nào?

Sau khi thực hiện chụp X-quang xương mác cẳng chân, bác sĩ có thể xác định được tình trạng bệnh. Tùy vào mức độ tổn thương, vị trí rạn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện có 2 phương pháp thường được áp dụng trong điều trị rạn xương mác là bó bột hoặc phẫu thuật.

– Bó bột: bó bột từ 1/3 trên đùi tới bàn chân. Nên rạch dọc bột bó cẳng chân để tránh biến chứng chèn ép khoang vì đây là vùng có nhiều lớp cơ dày. Người bệnh cần giữ bột trong khoảng 8-10 tuần. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần sử dụng nạng để hỗ trợ, đi lại vận động.

– Điều trị phẫu thuật: trường hợp rạn xương nghiêm trọng có thể cần phải phẫu thuật

Dù điều trị bằng phương pháp nào cũng cần phải có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Khi thấy có bất thường ở xương mác, đau nhức, khó chịu… thì bạn cần đi khám và điều trị ngay.

4. Rạn xương mác có tái phát lại không?

Bất cứ các tổn thương xương khớp ở vị trí nào cũng có thể tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, kết hợp nghỉ ngơi, chú ý vận động sau gãy xương mác để bệnh không tái phát.

Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin B6, B12 giúp tăng cường dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp hồi phục sớm bệnh, ngăn ngừa tái phát.

Vận động hợp lý sẽ giúp người bệnh cải thiện sớm sức khỏe

Vận động hợp lý sẽ giúp người bệnh cải thiện sớm sức khỏe

5. Cách phòng tránh rạn xương mác thế nào?

Để phòng ngừa rạn xương mác, bạn cần chú ý:

– Vận động đúng cách, tránh đi lại quá nhiều, xoay vặn chân, vận động thể dục thể thao phải có chừng mực, nghỉ ngơi ngay khi có dấu hiệu mệt, đuối sức.

– Điều trị triệt để các bệnh lý có sẵn ở xương khớp như viêm xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương… để ngăn bệnh tiến triển nặng hay gây ra những bệnh xương khớp khác.

– Với nghề nghiệp cần chú ý an toàn lao động, sử dụng dụng cụ bảo hộ, tránh té ngã trong quá trình làm việc

– Thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital