Ho khi mang thai có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Ho khi mang thai gây ra những khó chịu và phiền toái cho mẹ bầu và khiến mẹ lo lắng không biết mình có đang mắc bệnh gì không? Vậy ho khi mang thai là biểu hiện gì và mẹ nên làm thế nào? Hãy tham khảo những thong tin trong bài viết sau.

1. Nguyên nhân gây ho khi mang thai

Đầu tiên các mẹ nên lưu ý ho không phải là một bệnh mà là một triệu chứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân: có thể do viêm mũi xoang, viêm họng, viêm thanh quản hay do các bệnh lý của phổi

Nhiễm virus: Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu giảm đi do đang “bảo vệ” thêm thai nhi khiến mẹ dễ bị mắc các chứng cảm lạnh hay nhiễm virus cúm. Do đó đây cũng là một nguyên nhân khiến mẹ bị ho khi mang thai

Ngoài ra, ho có thể do chứng bệnh dạ dày thực quản trào ngược. Khi tử cung lớn dần gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.

Nếu mẹ có cơ địa bị dị ứng, chất kích thích trong không khí có thể ảnh hưởng đến đường thở của mẹ và gây ho.

Hoặc mẹ bầu có tiền sử hen suyễn trước khi mang thai cũng có thể là yếu tố gây ho khi mang thai.

Dấu hiệu mang thai khi cho con bú

Dấu hiệu mang thai khi cho con bú

Nguyên nhân khiến phụ nữ ho có đờm xanh khi mang thai

Ho có đờm xanh khi mang thai không chỉ  gây ra khó chịu thông thường mà còn có nguy cơ bị đau quặn bụng, sinh non. (Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm suy giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân phổ biến mà mẹ bầu thường gặp. Theo đó, vi khuẩn từ bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu và gây bệnh ho có đờm.

Ngoài ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, ví dụ từ nắng sang mưa cũng khiến nhiệt độ thay đổi và làm tăng cao nguy cơ ho có đờm khi mang thai. Do việc tăng tiết màng nhầy khi mang thai khiến bà bầu bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm.

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan vì ho có đờm khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như: viêm phế quản cấp tính, hen suyễn, giãn phế quản, viêm phổi, lao phổi…

Ho khi mang thai 3 tháng đầu

Ho khi mang thai 3 tháng đầu

2. Ngăn ngừa bị ho khi mang thai

Để tránh bị ho khi mang thai, điều quan trọng đầu tiên mẹ bầu cần làm đó là duy trì lối sống lành mạnh bằng cách: có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày, tập thể dục đều đặn. Nếu mẹ biết có người bên cạnh đang bị cảm lạnh hay ho thì nên tránh chạm thay vào những vật dụng mà người đó đã sử dụng hoặc nên rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với vật đó. Bà bầu nổi mẩn ngứa

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc

3. Cách trị ho khi mang thai

Tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân của ho khi mang thai mà cách xử trí cũng khác nhau

3.1. Do mẹ bị cảm lạnh

Nếu mẹ bầu chỉ bị cảm lạnh hay ho khan thông thường thì chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều chất lỏng như nước hay nước ép trái cây, có chế độ dinh dưỡng tốt…là có thể chấm dứt tình trạng ho khi mang thai

Mẹ bầu nên uống nhiều nước và nước ép trái cây

Mẹ bầu nên uống nhiều nước và nước ép trái cây

3.2. Do mẹ bị dị ứng

Nếu là do mẹ bị dị ứng gây ra ho khi mang thai thì cần tránh xa những chất gây dị ứng tiềm ẩm. Mẹ nên tránh những khu vực có nhiều bụi, mùi nồng, long thú…Ngoài ra, mẹ cần tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C hay ăn thêm sữa chua và chế độ ăn giàu đạm nhé.

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý những biện pháp làm dịu triệu chứng ho khi mang thai như:

Giảm nghẹt mũi bằng cách đặt một máy làm ẩm trong phòng, giữ đầu cao hơn bằng cách kê gối cao trong khi nghỉ ngơi

Giảm triệu chứng đau họng: Uống trà ấm, súc miệng với nước muối ấm

Dùng các thảo dược trị ho an toàn như: Trà quất, nước ấm pha với mật ong và chanh,

Trên đây là những thong tin lien quan đến triệu chứng ho khi mang thai mà mẹ bầu nên lưu ý. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui long lien hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital