Nhiều mẹ bầu thắc mắc siêu âm thai có yolksac là gì, liệu siêu âm thai có yolksac thì nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu chủ đề được quan tâm này với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Yolksac là gì?
Yolksac còn có tên gọi khác là túi noãn hoàng. Đây được coi là một cấu trúc hoàn chỉnh ban đầu của thai. Sự xuất hiện của Yolksac trong tử cung là để chuẩn bị cho quá trình hình thành nhau thai sau này. Thông thường, nếu thực hiện khi thai được 5 tuần tuổi là đã có thể nhìn thấy được sự xuất hiện của túi noãn hoàng.
Chị em có thể yên tâm không cần phải quá lo lắng khi bác sĩ thông báo rằng siêu âm thai thấy Yolksac bởi đây là một hiện tượng rất bình thường trong thai kỳ.
Yolksac hay là noãn hoàng được các nội bì thuộc phôi thai cấu tạo thành, lúc này trong noãn hoàng có chứa các protein cần thiết, những chất này sẽ giúp tạo ra các tế bào cơ bản đầu tiên của thai nhi. Sau khi túi ối và phôi thai phát triển thì Yolksac lúc này tự động thoái triển. Túi noãn hoàng khi ấy sẽ trở thành cuống noãn hoàng, sau đó biến mất để nhau thai phát triển và thế chỗ cho mình.
2. Siêu âm thai có Yolksac là gì?
Siêu âm có Yolksac là một hiện tượng bình thường trong giai đoạn bắt đầu thai kỳ nên mẹ không cần quá lo lắng. Bởi đây là tín hiệu vui mừng báo hiệu cho mẹ biết thai nhi đã làm tổ trong tử cung an toàn và có khả năng phát triển thành phôi thai bình thường. Tuy nhiên khi siêu âm ở giai đoạn này có thể vẫn chưa thấy phôi hoặc tim thai.
Thời điểm có Yolksac có thể là lúc mà phôi thai đã hình thành hoặc chuẩn bị hình thành. Phôi cần phải lớn hơn 2mm thì mới phát hiện được hoặc cần lớn hơn 5mm thì mới có tim thai. Chính vì vậy nếu phôi thai còn quá nhỏ việc chưa quan sát thấy hoặc chưa có tim thai là rất bình thường. Lúc này mẹ không cần lo lắng mà nên bình tĩnh và chờ đợi sự phát triển của con yêu, khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ nhé.
3. Vai trò của Yolksac (túi noãn hoàng) với thai nhi?
Trong khoảng từ 3 đến 4 tuần đầu của thai kỳ thì vai trò của túi noãn hoàng là cung cấp dinh dưỡng nuôi lớn phôi thai. Khi khoang ối bắt đầu chèn ép, thì túi noãn hoàng sẽ dài ra. Lúc này chỉ còn thông với ruột nguyên thủy bởi một cái cuống hẹp gọi là cuống noãn hoàng.
Khi noãn hoàng chuyển hóa thành cuống noãn hoàng thì chức năng nuôi dưỡng phôi thai sẽ do nhau thai đảm nhiệm và khi ấy túi noãn hoàng không còn chứa noãn hoàng. Túi noãn hoàng khi ấy không còn phát triển nữa mà sẽ chỉ tồn tại trong phôi thai như một cơ quan thô sơ, bình thường.
Ở giai đoạn hai tháng đầu khi phát triển phôi thai vai trò của túi noãn hoàng sẽ là đảm nhiệm một chức năng quan trọng đó chính là tạo huyết mạch rồi những tháng sau đó thì túi noãn hoàng sẽ không phát triển mà dần dần biến mất.
Thông qua những thông tin trên thì ta có thể thấy túi noãn hoàng là bộ phận xuất hiện đầu tiên và rất quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai nhất là trong giai đoạn đầu. Túi noãn hoàng là nơi mà cung cấp nguồn dưỡng chất nuôi lớn thai nhi, nếu như không có túi noãn hoàng thì rất có thể phôi thai sẽ ngừng phát triển.
4. Kích thước của Yolksac khi nào nguy hiểm?
Như những thông tin đã cung cấp ở trên Yolksac sẽ đảm nhận một vai trò quan trọng đó chính là cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi trong giai đoạn đầu mang thai của mẹ và sau đó thì nó sẽ tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, Yolksac sẽ dày một cách bất thường (kích thước túi noãn hoàng thường chỉ nhỏ hơn 5mm). Nếu gặp trường hợp này thì mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Nghiên cứu chỉ ra khoảng 93% những thai phụ có túi noãn hoàng dày hơn bình thường một chút sẽ không nguy hiểm. Nếu như độ dày của túi noãn hoàng rơi vào khoảng 5,6 mm thì được đánh giá là không có gì đáng lo lắng.
Tuy nhiên nếu như trong trường hợp túi noãn hoàng có độ dày rơi lớn hơn 5,6mm, thì khi ấy thai phụ sẽ có nguy cơ gặp phải một số biến chứng thai kỳ như là nguy cơ sảy thai cao, mất tim thai… Nếu như kích thước noãn hoàng càng lớn thì mức độ nguy hiểm sẽ càng cao hơn.
Chính vì vậy việc thai phụ đi siêu âm theo chỉ định của bác sĩ để chắc chắn thai nhi phát triển bình thường hay không là một điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, thai phụ có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm beta hCG, đây là một xét nghiệm quan trọng để bác sĩ có thể đánh giá sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ trong giai đoạn đầu.
5. Lưu ý cho mẹ bầu khi siêu âm có Yolksac
5.1 Thực hiện việc thăm khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Thời điểm đang có Yolksac mà chưa thấy sự xuất hiện của phôi thai hoặc tim thai là một giai đoạn nhạy cảm trong thai kỳ. Lúc này bà bầu tuy mới có thai, nhưng rất cần được theo dõi sức khỏe định kỳ và thường xuyên để có thể nhanh chóng phát hiện các bất thường trong thai kỳ một cách kịp thời. Việc thực hiện thăm khám định kỳ còn giúp mẹ tầm soát được những tai biến có thể xảy ra.
Thời gian ban đầu này mẹ có thể sẽ cần gặp bác sĩ chuyên khoa mỗi tuần một lần để có thể được bác sĩ theo dõi sức khỏe của mẹ bầu cùng như sự phát triển của phôi thai trong bụng. Cho đến khi tim thai của con đã có thể được nghe rõ, bác sĩ xác định an toàn và bình thường thì mẹ sẽ được đổi lịch siêu âm định kỳ mỗi tháng.
5.2 Có chế độ ăn và sinh hoạt khoa học
Ba tháng mang thai đầu tiên luôn là thời gian mẹ và bé cần được theo dõi và chăm sóc kỹ càng nhất. Vì vậy mà chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của mẹ cần thực sự được quan tâm. Lúc này mẹ nên làm việc điều độ, tránh tuyệt đối việc leo cầu thang hoặc làm việc nặng. Đặc biệt lúc này mẹ cần ngủ đủ giấc. Các loại hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu cũng cần được dọn dẹp để tránh ảnh hưởng.
Những thực phẩm như thịt đỏ, yến mạch,… cũng cần được mẹ cung cấp thêm. Váng sữa hay sữa chua cũng khá là cần thiết cho mẹ trong khoảng thời gian mang thai này.
Hy vọng với những thông tin trên mẹ đã hiểu siêu âm thai có Yolksac là gì rồi. Mong rằng mẹ luôn chăm chút sức khỏe của mình để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.