Hay buồn ngủ nguyên nhân do đâu?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Hay buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi có thể là triệu chứng cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề cần được phát hiện và chữa trị. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể băn khoăn “hay buồn ngủ nguyên nhân do đâu?”, bạn đọc có thể tham khảo.

Rối loạn đường huyết

Buồn ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Buồn ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Cơ thể bị rối loạn đường huyết cũng thường xuyên buồn ngủ, mãnh liệt nhất là sau bữa ăn. Glucose trong thức ăn đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra insulin – hormone giúp đưa glucose vào tế bào. Quy trình này bị rối loạn khi lượng đường ăn vào quá nhiều, tế bào từ chối tiếp nhận insulin, trong khi tuyến tụy vẫn tiếp tục tiết insulin. Tình trạng quá tải này gây ức chế hệ thần kinh, dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.

Thiếu sắt

Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ. Hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể sẽ giảm sút, nhất là ở não, làm cho cơ thể mau mệt mỏi, dẫn đến hiện tượng hay buồn ngủ.

Thoái hóa thần kinh vận động cột sống, nhiễm phóng xạ

Thoái hóa mỗi đoạn đốt sống ở cổ sẽ liên quan đến vận động cơ hoành, gây hiện tượng ngáp thường xuyên, nấc, chóng mặt. Khi bị xơ cứng động mạch não, các mạch máu bị thu hẹp làm cho việc lưu thông máu chậm lại, gây thiếu máu, thiếu oxy cho não. Chức năng của não bị ảnh hưởng gây hiện tượng ngáp.

Cơ thể báo động thiếu nước

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ đến khi cơ thể thiếu từ 1 -2% nước thì mới bắt đầu có những dấu hiệu báo động như chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi. Vì vậy, hãy bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên, ngay cả khi chưa thấy khát. Ngoài nước lọc, bạn có thể cung cấp nước cho cơ thể từ trái cây, rau củ, sữa chua, canh…

Lạm dụng caffeine

Lạm dụng cafein khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ
Lạm dụng cafein khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ

Nếu bạn vẫn thường uống một ly cà phê lớn vào buổi sáng như một thói quen, dù nó sẽ khiến đầu óc bạn tỉnh táo ngay tức khắc thì bạn cũng sẽ nhanh chóng mất năng lượng vào đầu giờ chiều. Thay vì vậy, hãy chia cà phê thành từng cốc nhỏ và uống vào từng thời điểm khác nhau trong ngày.

Ăn chay không đúng cách

Ăn chay không đúng cách khiến cơ thể thiếu vitamin B12 trầm trọng – dưỡng chất có trong các sản phẩm từ động vật. Thiếu vitamin B12 là nguyên nhân khiến da nhợt nhạt, dễ bầm tím, sưng lưỡi, chảy máu lợi, bụng yếu, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ. Vì vậy nếu tiếp tục ăn chay, bạn hãy luôn đảm bảo nạp đủ vitamin B12 bằng các loại thuốc bổ sung và tăng cường ngũ cốc nguyên hạt.

Stress kéo dài

Stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng buồn ngủ dù ngủ đủ giấc, vì nó sẽ làm chất lượng giấc ngủ giảm sút và sức khỏe ngày càng yếu đi. Nếu bạn không tìm được cách giảm stress hãy tìm đến bác sĩ tâm lý hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh không nên sử dụng thuốc bừa bãi gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Stress kéo dài cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, hay buồn ngủ
Stress kéo dài cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, hay buồn ngủ

Không đủ năng lượng

Ăn quá ít sẽ gây mệt mỏi nhưng ăn các thực phẩm nghèo dinh dưỡng cũng có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường và ngăn ngừa sự uể oải, buồn ngủ khi lượng đường trong máu giảm.

Nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính

Ngoài ra, hay ngủ gật còn có thể là dấu hiệu của các bệnh mãn tính như rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường, viêm thận mạn tính, bệnh gan mạn tính, trầm cảm. Bởi vậy, nếu thường xuyên ngủ gật vào ban ngày, bạn nên kịp thời đến các chuyên khoa thần kinh khám và có liệu pháp điều trị sớm.

Viêm đường tiết niệu

Không phải cứ bị viêm nhiễm đường tiết niệu là đau rát, buốt mà trong một số trường hợp, mệt mỏi và buồn ngủ là dấu hiệu duy nhất.

Bệnh tim mạch

Khi các dấu hiệu của mệt mỏi kèm theo buồn ngủ đến và khiến bạn không thể tiếp tục các công việc hàng ngày như lau dọn nhà cửa, dọn dẹp sân vườn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Nếu bạn cảm thấy ngày càng khó khăn để hoàn thành những công việc đó, hãy hỏi bác sĩ của bạn về nguy cơ của bệnh tim.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital