Hành trình chào đời của cặp sinh đôi “anh đằng Đông, em đằng Tây”

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mang thai lần thứ 3, chị Kiều Thị Nga may mắn mang trong mình hai sinh linh nhỏ bé nhờ phương pháp hỗ trợ sinh sản IVF. Những tưởng hành trình sinh nở sẽ dễ dàng. Thế nhưng, chị lại phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để có thể đưa hai con bình an đến với thế giới này. Đặc biệt, cặp song thai lại nằm ở vị trí hết sức “khó đỡ”: Một ngôi đầu, một ngôi mông.

1. Song thai ngôi đầu – ngôi mông, đậu thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF

Đối với chị Kiều Thị Nga (1994), việc mang thai không chỉ là niềm hạnh phúc mà còn là kỳ tích. Để có thể mang thai lần 3, vợ chồng chị Nga đã phải tìm đến phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF. May mắn đến với gia đình nhỏ khi chị Nga mang thai đôi.

Theo nhận định của bác sĩ Nguyễn Văn Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Trưởng khoa Phụ Sản, đây là một trường hợp vô cùng đặc biệt:

“Ở Việt Nam, thông thường, tỷ lệ thành công với phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF không quá cao. Tuy nhiên, trường hợp của sản phụ Kiều Thị Nga là rất đặc biệt bởi không những thụ thai thành công, chị còn mang thai đôi. Vì vậy, khi sản phụ quyết định lựa chọn, tin tưởng đội ngũ Sản khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, chúng tôi đã tự nhủ sẽ phải nỗ lực hết mình để giúp chị Nga có một thai kỳ thuận lợi, mẹ tròn con vuông.”

Theo dõi sát sao từng mốc thai kỳ của chị Nga, cho đến mốc tuần thai 36-37, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI phát hiện tình trạng ngôi thai bất thường. Cụ thể, hai thai nhi trong bụng chị Nga, một ở vị trí ngôi mông, một ở vị trí ngôi đầu. Kèm theo đó, chị Nga còn bị tiểu đường thai kỳ.

Ngôi thai được xác định thông qua hình ảnh siêu âm

Ngôi thai được xác định thông qua hình ảnh siêu âm

Với mong muốn của sản phụ là vừa tiến hành sinh mổ, vừa tiến hành triệt sản, sau quá trình hội chẩn, các bác sĩ chỉ định cho chị Nga phẫu thuật lấy thai ở tuần thai thứ 37. Để chuẩn bị tốt nhất cho ca mổ khó, ekip Sản của bệnh viện đã phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Sau khi được theo dõi sát sao tình trạng, cơn co, tiến triển cổ tử cung, ngôi thai tại khoa Sản, chị Kiều Thị Nga đã bước vào phòng sinh và thành công đón hai con yêu chào đời.

2. Hành trình vượt cạn của người mẹ trẻ, đón cặp sinh đôi “anh ngôi mông, em ngôi đầu”

Nhận thức được những khó khăn mình phải trải qua, chị Nga có tâm sự:

“Mình tìm hiểu thì được biết việc mổ đẻ thai đôi đã rất phức tạp rồi, trường hợp của mình còn là thai đôi ngôi xuôi, ngôi ngược. Đến lúc sinh, mình vẫn luôn cảm thấy yên tâm khi đã lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Tìm hiểu thì mình được biết, tình trạng thai ngôi mông là khi mông của em bé hướng xuống phía dưới âm đạo của mẹ, gây cản trở cho việc sinh thường. Trường hợp của mình càng khó khăn hơn, khi hai con, “anh đằng Đông, em đằng Tây”, vì vậy mà càng khó để hai con có thể tự ra theo phương pháp sinh thường.

Vì cũng có mong muốn triệt sản sau lần sinh này nên mình quyết định sinh mổ luôn. Được sự động viên, khích lệ từ các bác sĩ bệnh viện cũng như hoàn toàn yên tâm vào ekip phẫu thuật nên mình tự tin bước vào phòng sinh. Nhìn thấy hai con lần lượt chào đời khỏe mạnh, mình hạnh phúc tới mức không kìm nổi nước mắt.”

Mẹ Kiều Thị Nga xúc động khi đón hai con yêu chào đời bình an

Mẹ Kiều Thị Nga xúc động khi đón hai con yêu chào đời bình an

Hai bé trai của mẹ Nga trộm vía đều rất kháu khỉnh, bụ bẫm. Sau khi được kiểm tra sức khỏe ổn định, hai bé được đưa về áp da cùng mẹ ngay sau khi sinh để ổn định cảm xúc, cải thiện, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, sự phát triển của hệ thần kinh và cân bằng thân nhiệt.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, tình trạng song thai, một ngôi ngược, một ngôi thuận là trường hợp hy hữu. Trong thai kỳ, mẹ bầu Kiều Thị Nga đã phải đối mặt với vô vàn nỗi lo:

– Thai nhi bị thiếu oxy, suy hô hấp.

– Mẹ có thể bị vỡ nước ối trước khi có cơn đau chuyển dạ và cuống nhau sẽ theo nước ối ra ngoài.

– Nguy cơ sinh non, thai lưu.

– Sản phụ dễ bị sa tử cung, nhiễm khuẩn niệu.

Bên cạnh những vấn đề trên, chị Kiều Thị Nga còn gặp tình trạng tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ là vấn đề thường gặp ở các mẹ bầu, nhưng cũng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Một số ảnh hưởng đến mẹ phải kể đến như:

– Tăng huyết áp trong thai kỳ, dẫn đến nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi như: Tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non.

– Tăng nguy cơ sinh non.

– Kích thích tăng sinh dịch ối, gây đa ối.

– Nguy cơ sảy thai tự nhiên, thai lưu.

Ngoài ra, vấn đề này cũng gây ra một số ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi:

– Kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, khiến cho thai nhi phát triển quá mức.

– Hạ glucose huyết tương, ảnh hưởng quá trình chuyển hóa, gây cản trở hoạt động của gan.

– Nguy cơ suy hô hấp.

– Tăng hồng cầu.

– Vàng da sau sinh.

Hai bé được theo dõi sức khỏe, đảm bảo không gặp các vấn đề bất thường do ngôi ngược, mẹ tiểu đường thai kỳ

Hai bé được theo dõi sức khỏe, đảm bảo không gặp các vấn đề bất thường do ngôi ngược, mẹ tiểu đường thai kỳ

Với sự theo dõi sát sao của các bác sĩ trong từng mốc tuần thai, định hướng sinh nở phù hợp, cặp anh em “đằng Đông, đằng Tây” đã chào đời bình an. Sau đó, chị Kiều Thị Nga đã được tiến hành triệt sản. Nhờ thao tác thuần thục của các bác sĩ, quá trình triệt sản diễn ra thuận lợi, không gây biến chứng hậu phẫu. Triệt sản không ảnh hưởng đến nồng độ hormone, ham muốn tình dục và khả năng tình dục của nữ giới.

3. Quá trình lưu viện nhẹ nhàng, sức khỏe của sản phụ phục hồi nhanh chóng

Thực hiện thủ thuật triệt sản đồng thời với quá trình sinh con, chị Nga cần được chăm sóc đặc biệt trong quá trình lưu viện. Đánh giá về quãng thời gian nằm viện sau sinh, chị cho biết:

“Mình thực sự cảm thấy dịch vụ của Thu Cúc quá ổn. Sau sinh và thực hiện triệt sản, mình cảm thấy khá mệt, hầu như không muốn động tay, động chân vào việc gì hết. Thật may mắn là mình luôn được các bạn điều dưỡng của viện hỗ trợ 24/24, chứ “đánh vật” với hai ông con này chắc cũng hết hơi, hết sức.

Không gian phòng lưu viện sạch sẽ, thoáng mát, có chỗ cho người nhà nghỉ ngơi nữa nên mình càng được chăm sóc nhiều hơn. Cơm cữ đầy đủ, bác sĩ thường xuyên qua kiểm tra, sức khỏe của mình phục hồi nhanh lắm.”

Tâm sự thêm, chị Kiều Thị Nga cũng cho biết sau khi sinh nở thành công, rất nhiều người thân, bạn bè đã đặt ra những thắc mắc về dịch vụ Thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI. Bản thân chị Nga đánh giá dịch vụ Thai sản trọn gói là một dịch vụ hữu ích, giúp các mẹ bầu chăm sóc được thai kỳ một cách toàn diện, an tâm khi sinh nở với mức chi phí cực kỳ hợp lý. Bên cạnh đó, việc được áp dụng bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh khi thanh toán chi phí sử dụng dịch vụ cũng là điểm cộng lớn trong mắt không chỉ chị Nga mà còn của rất nhiều sản phụ đã từng lựa chọn Thu Cúc TCI.

Chị Kiều Thị Nga đã có được những trải nghiệm tuyệt vời, hoàn thành mong muốn sinh con khỏe mạnh, bình an tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI. Cũng như chị, có rất nhiều sản phụ đã sử dụng và hài lòng về những quyền lợi, tiện ích trong gói thai sản. Với Thai sản trọn gói Thu Cúc TCI, thai kỳ của mẹ sẽ được chăm sóc toàn diện. Liên hệ trực tiếp với Thu Cúc qua tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn về các gói thai sản và những quyền lợi mẹ và bé sẽ được hưởng khi đăng ký dịch vụ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital