Hàn răng trẻ em dưới 4 tuổi có được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Bệnh lý sâu răng đem đến cho trẻ cảm giác khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của các con. Phát hiện sớm, điều trị sớm giúp bảo tồn răng tốt hơn, tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Một trong số biện pháp điều trị là hàn răng trẻ em. Nhưng trẻ dưới 4 tuổi có hàn răng được không?

1. Tác nhân gây sâu răng trẻ em

Trẻ em có thể bị sâu răng vì những nguyên nhân như:
– Chế độ ăn uống nhiều bánh kẹo, thực phẩm nhiều đường, đồ uống có gas tạo axit gây hại cho men răng, ăn mòn men răng và phá hủy răng của trẻ
– Thức ăn bám lại sản sinh vi khuẩn gây hại cho cả răng và khoang miệng của trẻ. Bên cạnh đó, các răng hàm có nguy cơ sâu cao hơn do nằm ở vị trí khó thấy, khó vệ sinh hơn các răng khác.
– Chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu và điều trị sớm khiến sâu răng nghiêm trọng hơn

Tại sao cần hàn răng trẻ em?

Bánh kẹo, đồ ăn nhiều đường là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bị sâu răng.

2. Dấu hiệu trẻ bị sâu răng

Bố mẹ có thể phát hiện sâu răng bằng mắt thường qua các dấu hiệu:
– Kẽ, rãnh răng trẻ chuyển đen
– Có các lỗ sâu răng
– Trẻ cau có, khó chịu, đau nhức. Bố mẹ có thể chủ động hỏi trẻ.
– Hơi thở trẻ có mùi hôi kéo dài
– Răng ê buốt khiến trẻ biếng ăn là một dấu hiệu đáng quan tâm

3. Sâu răng gây hại thế nào cho trẻ

Sâu răng là căn bệnh cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ bởi những lý do kể trên. Bệnh sẽ mang đến cho trẻ cảm giác khó chịu, đau đớn. Để hiểu về tính cấp thiết của việc điều trị sâu răng cho trẻ em, bố mẹ cần biết các tác hại của căn bệnh quen thuộc này:
– Ê buốt, đau nhức răng, răng trở nên nhạy cảm hơn khi trẻ ăn uống
– Trẻ chán ăn, sợ ăn do cảm giác buốt nhức đem lại, ảnh hưởng tới dinh dưỡng, phát triển của trẻ
– Răng đau khiến trẻ nhai không kỹ, ảnh hưởng đến tiêu hóa và dạ dày
– Các lỗ hổng trên răng khiến thức ăn dễ mắc và đọng lại. Nếu không được loại bỏ và làm sạch thì sẽ khiến viêm nhiễm nặng hơn.
– Hôi miệng
– Sâu răng nặng gây hại đến tủy, làm tủy chết
– Ổ viêm nhiễm có thể biến thành ổ áp xe, ảnh hưởng đến cuống răng, xương hàm
– Chân răng bị phá hủy có thể trẻ sẽ phải nhổ bỏ răng. Nếu trẻ bị sâu răng sữa mà phải buộc nhổ răng sớm thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Nếu nhổ bỏ răng vĩnh viễn thì buộc phải làm răng giả thay thế.
– Chi phí điều trị rất lớn nếu để sâu răng tiến triển xấu, xuất hiện các bệnh răng miệng khác
– Nếu trẻ sâu răng hàm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai
– Gây viêm hạch, viêm tủy xương

Hàn răng trẻ em kịp thời điều trị sâu răng.

Trẻ cần được gặp bác sĩ kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường ở răng.

4. Điều trị hàn răng trẻ em

Sâu răng mang đến những tác hại rất kinh khủng và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, học tập của trẻ. Điều trị kịp thời không chỉ đảm bảo sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân và còn giảm thiểu các chi phí điều trị, thời gian điều trị, ít ảnh hưởng đến tâm lý của cả trẻ và bố mẹ. Các phương pháp điều trị sâu răng cho trẻ bố mẹ cần biết:

4.1. Trẻ mới bị sâu răng

Tái khoáng, điều trị bằng florua là 2 phương pháp điều trị khi vết sâu răng còn mới. Nếu đã xuất hiện các lỗ sâu thì răng đã hư hại men răng, phá hủy kết cấu. Lúc này, hàn răng trẻ em là phương pháp điều trị hữu hiệu. Hàn răng hay trám răng sẽ giúp bảo tồn răng, đảm bảo chức năng ăn uống bình thường. Đây là kỹ thuật đơn giản và phổ biến khi điều trị sâu răng. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, nếu không chú ý vệ sinh răng miệng, tái khám, ăn uống, sinh hoạt thì vết trám răng hoàn toàn có thể bị vỡ, nứt, rơi ra ngoài. Khi này cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khắc phục.

4.2. Sâu răng nặng nề

Nhiều trẻ đến gặp bác sĩ trong tình trạng răng sâu có lỗ lớn, ăn sâu xuống chân răng, nứt vỡ răng, thậm chí đã xuống đến tủy răng. Các cơn đau đớn dữ dội khiến bé khó chịu, nhăn nhó và không thể ăn uống một cách bình thường. Biện pháp điều trị lúc này là nhổ bỏ răng. Nhổ bỏ răng sẽ loại bỏ ổ viêm nhiễm, tránh gây hại đến các răng bên cạnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ phục hình bù đắp răng bị thiếu. Tuy nhiên, nếu trẻ chưa đủ 18 tuổi thì không được khuyến khích sử dụng phương pháp Implant do xương hàm chưa hoàn chỉnh. Dễ để lại biến chứng.

Do đó, phương pháp điều trị được khuyến khích chính là cố gắng bảo tồn răng, nếu trẻ chưa thay răng thì chờ răng vĩnh viễn thay thế. Trường hợp xấu phải nhổ bỏ thì đợi khi cơ thể đủ đáp ứng thì mới nên cấy ghép răng.

Lưu ý gì khi hàn răng trẻ em?

Hàn răng giúp bảo tồn răng nhưng chỉ là biện pháp tạm thời.

5. Trẻ dưới 4 tuổi có nên hàn răng không?

Để có được kết luận, có nên hàn răng trẻ em khi trẻ dưới 4 tuổi hay không, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám. Tùy vào tình trạng sâu răng của bé sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
– Nếu bé mới chớm sâu răng thì các bác sĩ có thể chỉ định điều trị tái khoáng cho răng giúp tái tạo phần răng đã bị tổn thương và bảo vệ phần răng còn lại. Tái khoáng răng còn giúp điều trị được chứng ê buốt răng, giúp răng chắc khỏe.
– Trường hợp trẻ sâu răng hàm, răng bị sâu vỡ nặng nề thì nên hàn răng. Trám răng giúp bảo tồn tối đa phần răng chưa tổn thương, ngăn chặn gây hại đến tủy và chân răng.

Vậy, hoàn toàn có thể hàn răng cho trẻ dưới 4 tuổi nếu tình trạng sâu răng của bé đã không còn đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Để được điều trị triệt để, loại bỏ hoàn toàn ổ viêm nhiễm, tránh tổn thương sâu hơn, bố mẹ hãy chú ý cho con thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín.

Ngoài việc đảm bảo vệ sinh răng miệng hàng ngày và chú ý quan sát bất thường ở răng miệng trẻ. Bố mẹ hãy chú ý cho con đi thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, việc chú ý đến tình trạng vôi răng của trẻ cũng là điều cần thiết. Tóm lại, răng trẻ em cần được chú ý nhiều hơn, đặt nền móng cho hàm răng chắc khỏe sau này. Nha khoa Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn điều đó – Chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện với TCI.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital