Hàn răng sâu cho trẻ em đúng cách được tiến hành như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Sâu răng là một bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu để bệnh lý này diễn tiến nặng thành những ổ sâu lớn, bác sĩ sẽ cần tiến hành hàn răng để điều trị hiệu quả. Vậy ở những cơ sở nha khoa uy tín, hàn răng sâu cho trẻ em được tiến hành như thế nào?

1. Triệu chứng của sâu răng

hàn răng sâu cho trẻ em

Nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng, trên bề mặt răng sẽ có những chấm li ti màu nâu hoặc đen

Để biết được trẻ có bị sâu răng không, có cần thực hiện hàn sâu răng không, phụ huynh cần nắm được những triệu chứng như:

– Trên răng trẻ có xuất hiện những đốm nhỏ li ti, ban đầu có màu trắng sau sẽ chuyển thành màu nâu hoặc đen.

– Nếu không điều trị từ khi có chấm trên răng thì dần dần lỗ sâu sẽ có màu đen, bệnh nhân cảm thấy đau nhức, khó chịu.

– Miệng trẻ có mùi hôi.

– Răng trẻ gặp hiện tượng ê buốt nên có biểu hiện không thích ăn những đồ quá nóng hay lạnh.

2. Hàn răng là phương pháp gì?

Hàn răng (trám răng) là chất nhân tạo dùng để lấp đầy các lỗ hoặc khoảng trống trên men răng của răng bị sâu, vỡ hoặc hư hỏng. Hàn răng là việc cần thiết để giúp khôi phục được hình dạng, sự ổn định của răng để ngăn ngừa những tổn thương sâu hơn, chức năng ăn nhai trở lại như bình thường và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Có nhiều trường hợp cần phải hàn răng như mòn răng, răng bị chấn thương, khiếm khuyết thẩm mỹ răng…..và phổ biến nhất là sâu răng.

3. Tại sao cần hàn răng sâu cho trẻ em?

Răng sữa có vai trò rất quan trọng với trẻ vì không những đảm bảo chức năng ăn nhai mà còn định hướng để răng vĩnh viễn mọc đều và đẹp. Chính vì vậy, trường hợp sâu răng nhưng không điều trị kịp thời thì trẻ có thể bị đau đớn và mất răng sữa sớm, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến quá trình thay răng và dễ khiến trẻ mắc bệnh răng miệng.

4. Quy trình hàn sâu răng cho trẻ em

4.1 Bước 1

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám răng miệng tổng quát cho trẻ

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám răng miệng tổng quát cho trẻ để xác định mức độ sâu răng

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi để xác định mức độ sâu răng và chụp X-quang để kiểm tra vết sâu răng có ảnh hưởng đến xương hàm không. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng về quy trình và vật liệu hàn phù hợp. Trường hợp răng hàm sâu thì sẽ dùng vật liệu amalgam còn nếu răng cửa thì sẽ dùng composite.

4.2 Nạo sạch vết sâu răng

Bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ ở vị trí cần hàn răng, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ đi phần răng đã bị phân rã ở răng sâu mà không ảnh hưởng đến mô lành răng.

4.3 Cách ly răng cần hàn và chuẩn bị bề mặt cần hàn

Răng sâu của bệnh nhân sẽ được cách ly khỏi phần môi, nướu và khoang miệng bằng dụng cụ đê cao su. Việc cách ly này rất quan trọng vì nếu để composite tiếp xúc với nước khi tiến hành đổ vào khoang răng sẽ khiến các cơ chế liên kết bị cản trở.

4.4 Hàn răng sâu

Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để đổ đầy composite hoặc amalgam vào khoang hàn hoặc phần răng sâu đã được làm sạch xong. Ban đầu, vật liệu hàn sẽ ở dạng lỏng nhưng sau đó sẽ đông cứng lại nhờ tác dụng của đèn laser nhờ phản ứng quang trùng hợp.

4.5 Chỉnh sửa vết hàn răng

Sau khi đã hàn răng xong, bác sĩ sẽ thực hiện chỉnh sửa. Những đoạn hàn dư thừa sẽ được chỉnh lại bằng dụng cụ cắt, mài để tạo hình chính xác nhất. Phần đế cao su sau đó được tháo bỏ, sau đó bác sĩ tiến hành kiểm tra khớp cắn để điều chỉnh giúp cho việc ăn nhai của bệnh nhân không bị ảnh hưởng. Khi đã hàn răng xong, răng sẽ được phục hồi cả về chức năng và thẩm mỹ.

Những đoạn hàn dư thừa sẽ được chỉnh lại bằng dụng cụ cắt, mài để tạo hình chính xác nhất

Những đoạn hàn dư thừa sẽ được bác sĩ chỉnh lại bằng dụng cụ cắt, mài để tạo hình chính xác nhất

5. Lưu ý sau khi hàn răng cho trẻ em

– Không cho trẻ ăn uống trong khoảng 2h sau khi hàn răng vì vật liệu hàn cần thời gian để kết dính với ổ răng sâu.

– Cho trẻ uống nhiều nước, ăn đồ ăn lỏng, tránh đồ quá cứng, dai, nóng hay lạnh.

– Hạn chế ăn những đồ ăn có đường, đồ uống có gas….

– Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, hoa quả tươi để men răng được tăng cường.

– Hướng dẫn trẻ chải răng thường xuyên và đúng cách, ít nhất 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

– Lựa chọn những bàn chải có chất liệu mềm, có kích thước phù hợp với miệng.

– Tập thói quen súc miệng nước muối trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy và sau 3 bữa ăn.

– Đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng, lấy cao răng và điều trị sớm các bệnh lý nếu phát hiện thấy.

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp phụ huynh có thêm những thông tin hữu ích về hàn răng sâu cho trẻ em. Cần lưu ý hàn sâu răng không phải là một thủ thuật phức tạp, tuy nhiên cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín thực hiện để đạt hiệu quả tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital