Theo báo suckhoedoisong.vn [Khi trời trở lạnh cũng là lúc xuất hiện nhiều bệnh lý về khớp, trong đó có thoái hóa khớp – bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi. Người già có thể bị tàn phế, liệt do chứng bệnh này. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, cùng sự tìm tòi không ngừng nghỉ của các bác sĩ chuyên khoa giỏi, không ít người cao tuổi đã được hỗ trợ hiệu quả để hạn chế bệnh… xem thêm]
Hiện nay, thống kê chưa hoàn toàn đầy đủ cho thấy ở nước ta có tới 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp. Chứng bệnh này không chỉ gây đau đớn khó chịu mà còn để lại các di chứng rất nặng nề.
Menu xem nhanh:
Hậu quả nghiêm trọng từ chứng thoái hóa khớp ở tuổi già
Đã hơn 10 năm nay, bác Lê Huy H., 71 tuổi (ở Đông Anh, Hà Nội) khổ sở với các cơn đau nhức do thoái hóa khớp. “Cứ mỗi khi trời trở lạnh là tôi càng thấy đau. Lúc nhức nhối khó chịu, lúc thì đau buốt tận óc. Khoảng 1 năm trở lại đây, theo khám bác sĩ Loan ở bệnh viện Thu Cúc thấy đỡ hẳn. Bệnh bớt hành hạ hơn, nhưng phải nghe lời bác sĩ mà giữ gìn kĩ lắm mới được” – bác H. bộc bạch.
hoái hóa khớp là tình trạng phổ biến nhất trong các vấn đề về cơ xương khớp ở người cao tuổi. Biểu hiện ban đầu của bệnh là triệu chứng đau nhức xương khớp, xuất hiện các tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Người cao tuổi thường thấy đau hơn mỗi khi trời trở lạnh và cứng khớp vào mỗi sáng thức dậy. Các cơn đau do thoái hóa khớp tập trung nhiều hơn ở khớp gối, khớp háng, cột sống, thắt lưng…
Theo bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan, bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: Ở người cao tuổi, sự suy giảm chức năng ở hệ cơ xương khớp dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như: thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống, đau thần kinh tọa, loãng xương…
Đặc biệt, vào mùa lạnh, các bệnh về khớp do thoái hóa ở người già sẽ dễ tái phát và ở mức độ mạnh hơn. Không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua da khiến các mạnh máu ở vùng da bị nhiễm lạnh co lại, hạn chế máu đến các khớp xương. Từ đó gây nên tình trạng thiếu máu nội khớp, màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích khiến người bệnh càng thêm đau nhức.
Ở người cao tuổi, tình trạng này càng dễ xảy ra hơn ở khi các cơ quan đang trong giai đoạn lão hóa, tuần hoàn máu kém đi và khả năng giữ ấm cũng không còn như ở người trẻ.
Giải pháp nào cho chứng bệnh đáng sợ này?
Cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh và nên đến nơi có chuyên khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Không nên chủ quan, tự ý điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm tại nhà hoặc nghe theo các bài thuốc chưa được kiểm chứng. Mặt khác, người già thường gặp phải nhiều bệnh lý cùng một lúc. Điều trị sai cách có thể gây phản ứng thuốc, làm gia tăng các bệnh đang gặp phải.
Người bệnh cần đặc biệt lưu ý khi trời lạnh phải giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân. Bên cạnh đó, trong trường hợp cần thiết có thể dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ để giảm lực tỳ đè cho khớp gối như mang nẹp khớp gối, gậy chống, nạng đi.
Người cao tuổi cũng nên tập thể dục đều đặn với các động tác nhẹ nhàng, hợp với sức khỏe, lứa tuổi. Các bài tập vận động phù hợp thường là đi bộ, dưỡng sinh, đạp xe,… Bên cạnh đó cần chú ý thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cân bằng các chất, bổ sung thực phẩm giàu calci.
Người cao tuổi cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần lạc quan, vui sống mỗi ngày để bổ trợ cho sức khỏe nói chung, hệ cơ xương khớp nói riêng.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm là biện pháp tốt nhất để chủ động bảo vệ sức khỏe, phát hiện sớm những bất thường (nếu có) và xử trí kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.