Giúp bạn hiểu rõ về tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Pap Smear là phương pháp xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến. Tuy nhiên rất ít người hiểu rõ về phương pháp này.. Nếu bạn đang có ý định dự phòng ung thư và chưa có nhiều thông tin về phương pháp xét nghiệm này thì đừng bỏ qua. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear một cách đầy đủ nhất.

1. Xét nghiệm Pap smear – Phương pháp dự phòng ung thư cổ tử cung quan trọng

1.1. Tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear là gì?

Pap smear là một dạng xét nghiệm với mục đích thu thập các tế bào từ cổ tử cung để tìm kiếm dưới kính hiển vi xem những tế bào trên có chứa tế bào tiền ung thư hoặc ung thư hay không. Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi thành các tế bào bất thường ở cổ tử cung.

Xét nghiệm Pap smear là phương pháp góp phần trong việc phát hiện ung thư cổ tử cung sớm. Hơn nữa, với xét nghiệm này còn giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc, hoạt động của tế bào tử cung. Từ đó nhằm cảnh báo nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung trong tương lai.

xét nghiệm Pap smear

Xét nghiệm Pap smear được đánh giá vai trò quan trọng trong dự phòng ung thư cổ tử cung

1.2. Thời điểm thích hợp thực hiện xét nghiệm Pap smear

Theo khuyến cáo của Hiệp hội phụ sản Hoa Kỳ, thời gian và độ tuổi thích hợp thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear như sau:

– Dưới 21 tuổi: Không cần làm

– Từ 21 đến 29 tuổi: Thực hiện 3 năm/lần

– Từ 30 đến 65 tuổi: Thực hiện xét nghiệm Pap hoặc xét nghiệm HPV 3 năm/lần. Nếu thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV thì 5 năm/lần

– Từ 65 tuổi trở lên ngừng thực hiện loại xét nghiệm này.

1.3. Ưu và nhược điểm của tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear

Xét nghiệm Pap smear có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Có thể kể đến là:

– Ưu điểm:

+ Chi phí thực hiện thấp.

+ Không yêu cầu máy móc, kỹ thuật công nghệ hiện đại

+ Quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng và không đau.

– Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế ở phương pháp này:

+ Độ nhạy thấp (chỉ đạt 50 – 70%), độ đặc hiệu 60 – 95%.

+ Đòi hỏi bạn phải thực hiện hàng năm. Với một số người thì rất khó thực hiện đúng.

+ Độ khách quan thấp do phụ thuộc vào người đọc.

+ Có nguy cơ âm tính giả nếu bị bỏ sót tế bào trong quá trình chuẩn bị mẫu. Vì vậy các chuyên gia khuyến khích nên làm thêm các xét nghiệm khác hoặc thực hiện kèm xét nghiệm HPV – DNA để có kết quả chính xác hơn.

tầm soát ung thư cổ tử cung pap smear

Thực hiện xét nghiệm Pap smear ít tốn kém

2. Các bước thực hiện xét nghiệm Pap smear

Như đã nói ở trên, tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear là phương pháp có quy trình khá đơn giản và nhanh chóng. Bác sĩ sẽ tiến hành theo 4 bước sau:

– Bước 1: Bạn được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn khám chuyên dụng, đồng thời dang rộng 2 chân và đặt vào giá đỡ gọi là kiềng.

– Bước 2: Bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt đưa từ từ vào âm đạo của bạn. Với mục đích là cố định vùng khám và giúp bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy khu vực cổ tử cung bên trong.

– Bước 3: Bác sĩ sử dụng dụng cụ, lấy một mẫu tế bào nhỏ ở cổ tử cung để mang đi xét nghiệm chuyên sâu.

– Bước 4: Bác sĩ phết tế bào được lấy lên một nửa lam kính ở bên phần kính mờ. Phết 1 chiều duy nhất, mỏng đều và đảm bảo chỉ có 1 lớp tế bào. Những tế bào bị dồn cục được dàn mỏng một cách nhẹ nhàng.

Sau đó, tiếp tục phết tế bào lên phần lam kính còn lại, phía đối diện với lần phết thứ nhất. Lần này phết tế bào bằng cách xoay vòng bàn chải theo chiều dài của lam kính, vừa xoay vừa đè nhẹ que gỗ. Sau đó phết lớp thứ hai chồng lên phết thứ nhất rồi chuyển đến phòng xét nghiệm phân tích.

quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung

Bác sĩ tiến hành lấy tế bào ở cổ tử cung

3. Bạn nên làm gì trước và sau khi tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear

Trước khi thực hiện:

– Tránh quan hệ tình dục, thụt rửa hay sử dụng bất kỳ loại thuốc đặt âm đạo trong 2 ngày trước đó

– Kiểm tra xem bản thân có đang trong thời gian kinh nguyệt không. Nếu có thì nên tránh thực hiện xét nghiệm trong thời điểm này.

– Nên cố gắng đi tiểu hết trước khi bước vào làm xét nghiệm.

Sau khi thực hiện:

– Nếu có bất kỳ cảm giác đau, khó chịu nào ở khu vực được lấy mẫu thì cần báo ngay cho bác sĩ biết

– Nếu kết quả nhận được bất thường thì cũng đừng nên lo lắng quá mức. Bác sĩ có thể chỉ định bạn làm các xét nghiệm chuyên sâu khác để củng cố kết quả cuối cùng.

có nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Nên giữ cho mình tâm lý thoải mái, bình tĩnh đón nhận kết quả

Khi đã hoàn toàn hiểu rõ về phương pháp xét nghiệm Pap smear, bạn hãy quan tâm tới cả địa chỉ thực hiện nữa nhé. Nếu đang phân vân, chưa biết lựa chọn cơ sở y tế nào thì Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là một cái tên mà bạn có thể cân nhắc. Tại đây, với hệ thống máy móc y tế hiện đại và trực tiếp thăm khám bởi các bác sĩ chuyên môn cao, chắc chắn bạn sẽ có trải nghiệm hài lòng nhất.

Trên đây là thông tin chi tiết về phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại xét nghiệm phổ biến này trong việc bảo vệ sức khỏe chính mình nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital