Thực hiện khám tầm soát là cách tốt nhất giúp phát hiện sớm căn bệnh ung thư vòm họng, gia tăng cơ hội điều trị hiệu quả và tránh gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy bạn có biết tầm soát ung thư vòm họng như thế nào hay chưa. Hãy cùng tham khảo một số thông tin hữu ích dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tầm soát ung thư vòm họng như thế nào và ai cần quan tâm tới vấn đề này?
1.1. Đối tượng nên quan tâm tới việc tầm soát ung thư vòm họng như thế nào
Ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm bởi triệu chứng không biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu nhưng khi chuyển sang giai đoạn cuối, bệnh thường tiến triển rất nhanh và khó điều trị. Nếu phát hiện ở giai đoạn cuối, cơ hội chữa khỏi bệnh là rất thấp.
Căn bệnh này có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng thuộc mọi lứa tuổi. Trong đó, độ tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất thường năm trong khoảng từ 30 – 50 tuổi. Gần đây, bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa và diễn biến phức tạp.
Theo chuyên gia y tế, những người ở độ tuổi trưởng thành nên thực hiện khám tầm soát ung thư vòm họng chủ động, không nên chờ tới khi bệnh đã tiến triển nặng mới đi thăm khám. Đặc biệt, các đối tượng dưới đây càng phải quan tâm hơn tới vấn đề tầm soát ung thư vòm họng:
– Người có chế độ ăn nhiều đồ muối: Chế độ ăn sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe bạn. Người thường ăn thịt muối hoặc các loại thức ăn lên men và có thói quen ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
– Người bị nhiễm virus Epstein-Barr: Virus Epstein-Barr cũng được xếp vào những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.
– Tiền sử bệnh của gia đình: Nếu gia đình bạn có thành viên bị mắc ung thư vòm họng thì bạn cũng nên chú ý đi kiểm tra sức khỏe. Nguyên nhân bởi khi cùng một chế độ ăn và lối sống với người bệnh, bạn sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn người bình thường.
– Người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia: Đây đều là chất kích thích gây hại tới sức khỏe, góp phần làm gia tăng khả năng mắc ung thư vòm họng.
– Người bị phơi nhiễm tại nơi làm việc: Người lao động thường phải sống trong môi trường làm việc ít nhất 8 tiếng/ngày, vì vậy, nếu môi trường làm việc không đảm bảo sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của họ. Nếu bạn thường xuyên làm việc trong môi trường có chữa nhiều khói bụi, môi trường độc hại thì sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
1.2. Tìm hiểu tầm soát ung thư vòm họng như thế nào
Tầm soát ung thư vòm họng bằng cách nào để mang tới hiệu quả là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Sau đây là một số phương pháp tầm soát phổ biến và hiệu quả giúp bạn sớm phát hiện bệnh:
– Khám lâm sàng: Trước hết, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp đầy đủ các thông tin sức khỏe liên quan tới vùng vòm họng. Từ các thông tin đó, bác sĩ sẽ tổng hợp và đánh giá nguy cơ mắc bệnh cũng như đưa ra tư vấn, chỉ định khám phù hợp.
– Nội soi tai mũi họng: Đây là phương pháp sử dụng ống nội soi chuyên dụng có gắn camera và kính chuyên dụng tại hai đầu để kiểm tra được lớp niêm mạc bên trong vùng tai mũi họng và giúp bác sĩ quan sát rõ các tổn thương.
– Siêu âm vùng cổ: Đây là phương pháp nhanh gọn, thuận tiện, không quá tốn kém và có thể dễ dàng phát hiện ra những khối u, hạch ở vùng cổ của bạn.
– Chụp CT, chụp MRI vùng họng: Với những trường hợp nghi ngờ xuất hiện tình trạng bị di căn, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI tại các bộ phận nghi ngờ khối u đã xâm lấn sang để có các đánh giá chính xác nhất về bệnh.
– Sinh thiết: Trong những trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện sinh thiết để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, có thể giúp phát hiện tình trạng tăng sinh của hệ vi mạch máu ở trong niêm mạc.
3. Một số dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng mà bạn cần lưu ý
– Dấu hiệu mà nhiều người thường gặp đó là vùng cổ họng bị đau và kéo dài liên tục trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là khi nuốt nước bọt. Đây là dấu hiệu thông thường khi bạn bị đau họng, do vậy, mọi người thường hay có suy nghĩ chủ quan và coi thường.
– Bệnh nhân bị ung thư vòm họng cũng có thể sẽ thấy bị ngạt mũi, khó thở. Một số bệnh nhân còn gặp tình huống nghiêm trọng hơn đó là chảy máu mũi khi xì mũi.
– Một dấu hiệu đặc trưng của ung thư vòm họng đó là người bệnh xuất hiện hạch nhỏ, chúng thường có mặt ở vùng cổ, hàm của bệnh nhân. Tuy nhiên, các hạch này không gây đau, nên người bệnh thường chủ quan và bỏ qua triệu chứng này.
– Bệnh nhân ung thư nói chung thường sẽ cảm thấy cơ thể bị yếu đi không rõ nguyên nhân, có cảm giác mệt mỏi, sụt cân nhiều trong một thời gian ngắn.
– Ngoài ra, một số dấu hiệu mà bạn nên lưu tâm đó là cảm giác đau đầu âm ỉ hoặc bị đau đầu theo từng cơn. Đôi khi do ảnh hưởng của ung thư vòm họng, người bệnh còn cảm thấy ù tai và khả năng nghe giảm sút đáng kể.
Một địa chỉ chất lượng có dịch vụ tầm soát ung thư đó là Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Đến với Thu Cúc TCI, bạn sẽ được trải qua quy trình tầm soát đầy đủ các danh mục cần thiết để không bỏ sót bệnh. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi với hơn 30 năm kinh nghiệm trong sàng lọc sức khỏe chủ động, trang bị hệ thống máy móc hiện đại cùng dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp. Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm khi đăng ký tầm soát ung thư tại đây.
Khám tầm soát ung thư vòm họng là việc làm vô cùng cần thiết. Do đó, bạn đừng quên tiến hành tầm soát định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh sớm và tăng cơ hội điều trị thành công nhé!