Giải tỏa nỗi lo bị trĩ khi mang thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Bị trĩ khi mang thai là nỗi “ám ảnh” của nhiều mẹ bầu vì đây không phải là tình trạng hiếm gặp. Chị em nên đọc bài viết sau để biết cách phòng ngừa bị trĩ khi mang thai.

1. Tại sao dễ bị bệnh trĩ khi mang thai?

Bị trĩ khi mang thai không phải hiện tượng hiếm gặp do tử cung của mẹ phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Chính điều này làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.

Ngoài ra, khi mang thai, chị em còn dễ bị táo bón – cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra trĩ. Đó là do mẹ phải gắng sức rặn để đi vệ sinh dẫn tới sự căng cơ. Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai cũng khiến các thành tĩnh mạch bị sưng. Đó là những lý do khiến mẹ bầu dễ bị trĩ.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

2. Bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Bị trĩ khi mang thai có thể dẫn tới một số nguy cơ sau:

2.1. Thiếu máu

Khi hình thành búi trĩ, các rỗi tĩnh mạch có niêm mạc mỏng, nên dễ bị tác động làm rách gây chảy máu. Nếu không sớm khắc phục được tình trạng này sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung một lượng sắt lớn để tránh hoa mắt, chóng mặt hay mất tập trung.

>> Tìm hiểu: Đau đầu chóng mặt khi mang thai

2.2. Tắc nghẽn hoặc bội nhiễm ở hậu môn

Khi các búi trĩ phát triển mạnh mà không được điều trị có thể hình thành nên các cục máu đông làm tắc nghẽn ở búi trĩ khiến người bệnh đau đớn. Không chỉ thế, búi trĩ tiết dịch nhờn ẩm ướt sẽ là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng hậu môn nặng.

2.3. Ảnh hưởng tới tâm lý

Trĩ làm hậu môn trở nên nặng nề, gây trở ngại cho việc sinh hoạt và di chuyển. Những yếu tố này sẽ khiến mẹ bầu trở nên dễ cáu gắt, bức bối và khó chịu.

Bị trĩ ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu

Bị trĩ ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu

3. Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Nếu chị em chưa trực tiếp thăm khám thì rất khó để đưa ra câu trả lời cho việc bà bầu bị trĩ có sinh thường được không. Những trường hợp sản phụ chỉ mới mắc bệnh trĩ ở giai đoạn chớm và nhẹ vẫn có thể sinh thường bởi mức độ bệnh hầu như chưa ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Nhưng nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng mà chưa có sự can thiệp thì thường được khuyên nên sinh mổ. Việc cố sinh thường lúc này có thể khiến bệnh trĩ của mẹ nặng hơn, thậm chí dẫn tới xuất huyết, nhiễm trùng.

Bị trĩ sinh thường được không?

4. Phòng ngừa trị bệnh trĩ khi mang thai

Chính vì thế nên các mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa bị trĩ khi mang thai bằng các cách như sau:Bà bầu nổi mẩn ngứa

4.1. Tránh táo bón

Để tránh táo bón khi mang thai, chị em nên ăn nhiều chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và uống nhiều nước. Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và đừng nán lại nhà vệ sinh quá lâu để tăng áp lực lên trực tràng.

4.2. Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu

Thay vào đó, chị em nên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi. Khi nằm cũng nên nằm nghiêng sang bên trái để có thể giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.

Các bài tập giúp mẹ bầu phòng ngừa bị trĩ khi mang thai

Các bài tập giúp mẹ bầu phòng ngừa bị trĩ khi mang thai

4.3. Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày

Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, Kegel còn giúp chị em hồi phục nhanh hơn sau khi sinh

4.4. Vệ sinh

Dùng giấy vệ sinh trắng, mềm và không mùi; sau đó rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh với nước sạch. Ngoài ra cũng có một số loại khăn chuyên dụng cho người bị trí mà chị em có thể tham kháo

Ngoài ra, không được tùy ý uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bị trĩ khi mang thai và cách phòng ngừa tình trạng này. Hy vọng chị em đã có thêm những kiến thức thật bổ ích cho mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp. Chúc các mẹ sức khỏe và “mẹ tròn, con vuông”.

Xem thêm

>> Bị sốt khi mang thai – Mẹ bầu hết sức cẩn thận

> Táo bón khi mang thai

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital