Hở lợi là tình trạng khiến nhiều người tự ti vì khuôn mặt thiếu thẩm mỹ. Đôi khi, hở lợi cũng là một dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng đang bị đe dọa. Tuy vậy, điều trị cười hở lợi có nhất thiết phải phẫu thuật hay không? Hãy cùng tìm hiểu về các giải pháp khắc phục cười hở lợi không phẫu thuật ngay sau đây!
Menu xem nhanh:
1. Cười hở lợi là gì?
Nụ cười được đánh giá là đẹp khi phần lợi không bị lộ quá 2mm so với tổng thể hàm răng. Cười hở lợi là khi nướu hàm trên bị lộ quá mức, gây mất thẩm mỹ khiến nụ cười trở nên kém duyên. Đa phần tình trạng cười hở lợi không phải là bệnh nhưng lại ảnh hưởng lớn tới tâm lý của mọi người khi mắc phải tình trạng này.
1.1. Nguyên nhân
Tình trạng cười lộ nướu có thể hình thành do một số nguyên nhân khác nhau như:
– Răng mọc chậm thụ động, mọc không hoàn toàn khiến một phần thân răng bị nằm sâu trong lợi, không lộ hết ra ngoài.
– Thân răng ngắn, không tương xứng với chiều rộng và vùng lợi.
– Môi trên ngắn, không khép kín khi mím môi dẫn tới lợi bị hở ra khi cười.
– Lợi phát triển quá mức do viêm nhiễm, tác dụng phụ của thuốc hoặc do nắn chỉnh răng.
– Răng cửa trên bị lún xuống gây hở lợi quá mức so với bình thường.
– Xương hàm phát triển xuống dưới, vồng lên vùng dưới môi.
Cười hở lợi có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân hình thành và tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục phù hợp.
1.2. Các mức độ hở lợi
Người ta phân chia hở lợi thành các mức độ để bác sĩ có thể đưa ra các phương án điều trị tùy vào tình trạng của từng người:
– Hở lợi nhẹ: Biểu hiện của tình trạng này là khi cười, lợi lộ nhiều hơn 3mm và ít hơn 25% chiều dài của răng.
– Hở lợi trung bình: Biểu hiện của tình trạng này là khi cười, lợi lộ nhiều hơn 25% và ít hơn 50% so với chiều dài răng.
– Hở lợi nặng: Biểu hiện của tình trạng này là khi cười, mô nướu lợi lộ nhiều hơn 50% và ít hơn chiều dài răng.
– Hở lợi rất nặng: Biểu hiện của tình trạng này là khi cười, phần lợi lộ nhiều hơn chiều dài của răng.
2. Giải pháp khắc phục cười hở lợi không phẫu thuật
Để khắc phục tình trạng hở lợi, một số phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ sẽ chỉ định để nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng. Một số phương pháp khắc phục tình trạng cười hở lợi mà không cần tới phẫu thuật như:
2.1. Niềng răng kết hợp đánh lún
Phương pháp này có thể áp dụng với những người bị hở lợi với mức độ không quá lớn, chỉ từ 1-2mm. Mọi người sẽ được thực hiện chỉnh nha để cải thiện tình trạng răng hàm trên bị vống lên, trùm xuống hàm dưới khiến phần lợi bị kéo dài ra ngoài. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ chỉ định gắn thêm các minivis để đánh lún, giúp răng dịch chuyển và thu hẹp khoảng cách từ cổ răng tới vành môi.
Niềng răng phụ thuộc vào tốc độ dịch chuyển của răng mà mỗi người sẽ có các khoảng thời gian điều trị khác nhau, từ 6-18 tháng. Cũng có một số trường hợp tình trạng răng miệng phức tạp, thời gian chỉnh nha có thể kéo dài hơn. Sau khi niềng, tình trạng hở lợi được cải thiện đáng kể, hàm răng đều và cân đối hơn. Nhờ đó, mọi người có thể sở hữu nụ cười tự tin rạng ngời, không còn hở lợi mà chẳng cần can thiệp phẫu thuật chuyên sâu.
2.2. Điều trị viêm lợi
Đối với những người có mô lợi phát triển quá mức do viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng một số loại thuốc để cải thiện tình trạng viêm. Khi khỏi bệnh, lợi sẽ thu về trạng thái bình thường, hạn chế sưng nề quá mức và giảm tình trạng hở lợi. Điều trị viêm lợi cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa bệnh tái lại nhiều lần.
Điều trị hở lợi hiện nay là các kỹ thuật tương đối phức tạp, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu lựa chọn thực hiện tại các cơ sở y tế kém uy tín. Bởi vậy, mọi người cần lựa chọn nha khoa với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để được đánh giá chính xác tình trạng và điều trị bằng các phương pháp phù hợp.
3. Quy trình điều trị hở lợi
Quy trình thực hiện điều trị cười hở lợi về cơ bản sẽ trải qua các công đoạn chính sau đây:
– Thăm khám và tư vấn: Kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể bởi bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng hở lợi. Từ đó, các bác sĩ sẽ có thể đưa ra các phương án xử trí phù hợp với tình trạng và sức khỏe của từng người để cải thiện hở lợi.
– Vệ sinh khoang miệng: Làm sạch khoang miệng, loại bỏ cao răng… để giảm thiểu các vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa nguy cơ gây nhiễm trùng trong quá trình thực hiện.
– Khắc phục hở lợi: Tiến hành gắn mắc cài hoặc sử dụng khay niềng để chỉnh nha, kết hợp gắn thêm minivis để đánh lún răng. Quá trình niềng kéo dài nhiều tháng nên mọi người cần phải tái khám thường xuyên theo lịch hẹn để chỉnh dây cung, mắc cài.
– Tư vấn sau điều trị: Kết thúc quá trình điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn mọi người cách vệ sinh răng miệng khoa học, chăm sóc răng hiệu quả và hẹn lịch tái khám định kỳ để kiểm soát sức khỏe hàm răng.
4. Chăm sóc sau khi điều trị
Thời gian đầu khi điều trị cười hở lợi, lợi và răng rất nhạy cảm nên cần được chăm sóc với một chế độ đặc biệt và khoa học:
– Trong thời gian đầu sau khi tháo niềng, răng khá yếu nên cần ăn những thức ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa.
– Đeo khay duy trì đều đặn theo khuyến cáo của bác sĩ để tránh tình trạng răng chạy lại về vị trí cũ, mất thẩm mỹ và sự cân đối.
– Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, dễ kích ứng nướu như ớt, tỏi, gừng, hạt tiêu…
– Nên ăn nhiều hoa quả và trái cây tươi để bổ sung đủ vitamin cần thiết cho cơ thể và răng miệng.
– Ăn những thực phẩm tươi xanh, nhiều rau củ và uống đủ nước theo thể trạng để có một hệ vi sinh vật cân bằng cho khoang miệng.
– Cần tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ như thức ăn nhanh, bánh kẹo…
– Ngoài ra, để bảo vệ sức khoẻ hàm răng, mọi người cần vệ sinh đúng cách bằng việc chải răng đều đặn mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn, mảng bám trong kẽ răng.
– Nên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch chuyên dụng để làm sạch tối đa khoang miệng, loại bỏ các vi khuẩn có hại gây sâu răng, hôi miệng, viêm lợi…
– Thăm khám nha khoa thường xuyên sau khi điều trị cười hở lợi để kiểm soát sức khoẻ răng miệng và lấy cao răng định kỳ.
Khắc phục cười hở lợi không phẫu thuật thường được áp dụng đối với trường hợp hở lợi không quá nhiều. Mọi người cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ nha khoa để đạt kết quả tối ưu nhất.