Giải pháp giúp kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp

Tham vấn bác sĩ

Tăng huyết áp là bệnh lý khá phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, nếu không được kiểm soát tốt bệnh có thể tiến triển gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần áp dụng giải pháp giúp kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp dưới đây để ngăn chặn những nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

1. Huyết áp tăng cao có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng

– Tăng huyết áp sẽ dẫn tới các biến chứng tim mạch: suy tim, nhồi máu cơ tim, và bệnh động mạch vành..

– Các biến chứng về não như: tai biến mạch não, xuất huyết não, nhũn não, và bệnh não do tăng huyết áp.

– Các biến chứng về thận: đái ra protein, suy thận…

– Các biến chứng về mắt, và tiến triển theo các giai đoạn, hay thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Bệnh huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt có thể gây biến chứng nguy hiểm

Bệnh huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt có thể gây biến chứng nguy hiểm

– Các biến chứng về mạch ngoại vi, đặc biệt nguy hiểm là các biến chứng về tách thành động mạch chủ, có thể dẫn đến chết người.

2. Giải pháp giúp kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp

2.1. Chế độ dinh dưỡng để phòng tránh cao huyết áp

– Ăn nhiều trái cây và rau củ. Hạn chế muối và chất béo.

– Kiểm tra nhãn thực phẩm khi đi mua sắm, hạn chế thức ăn nhanh và các món chiên xào.

– Lượng muối ăn hàng ngày nên hạn chế dưới 2,4 g (khoảng 1/2 muỗng cà phê). Thực hiện bằng cách không nêm mặn khi nấu, hạn chế chấm thêm nước mắm, muối, nước tương khi ăn…

– Nên ăn các chất béo chưa bão hòa có nhiều trong cá, các loại hạt, dầu ô liu, dầu hạt vải và quả bơ. Hạn chế ăn các chất béo đã bão hòa như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, sữa nguyên kem, da động vật, phủ tạng động vật.

– Tránh ăn bánh ngọt có nhiều chất béo, bánh nướng và các sản phẩm đóng hộp khác.

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý lành mạnh ngừa nguy cơ tăng huyết áp

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý lành mạnh ngừa nguy cơ tăng huyết áp

2.2. Điều chỉnh lối sống lành mạnh

– Hạn chế uống rượu, bia và các thức uống có cồn khác.

– Bỏ hút thuốc.

– Thường xuyên tập thể dục, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Tập thư giãn và giảm tối đa stress.

– Ngủ đủ giấc, ngủ trưa khi cần thiết.

– Cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng.

2.3. Tuân thủ dùng thuốc khi điều trị tăng huyết áp

– Tăng huyết áp không thể khỏi hoàn toàn, cần điều trị lâu dài và có thể kéo dài đến suốt đời. Nên bạn cần phải tuân thủ dùng thuốc mỗi ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ, ngay cả khi cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.

– Không được tự ý đổi liều hay ngưng dùng thuốc, bởi việc ngưng đột ngột có thể gây tăng huyết áp đến mức nguy hiểm.

– Tập thói quen dùng thuốc vào thời gian cố định.

– Khi lỡ quên dùng một liều thuốc, bạn không được dùng liều gấp đôi ở lần tiếp theo.

Thăm khám sức khỏe định kỳ kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp

Thăm khám sức khỏe định kỳ kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp

2.4. Theo dõi sức khỏe định kỳ

Huyết áp tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, ngoài ra những vấn đề sức khỏe thường tiến triển âm thầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vì vậy người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên bằng cách thăm khám 3-6 tháng 1 lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra huyết áp và theo dõi tình hình sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital