Giải đáp việc bà bầu chữa đau mắt đỏ bằng cách dân gian

Hiện nay, nhiều bà bầu chữa đau mắt đỏ bằng cách dân gian nhằm hạn chế dùng thuốc, không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế của Thu Cúc TCI, những cách này có thể không chữa được bệnh mà còn khiến tình trạng đau mắt trở nên nặng hơn, thậm chí là để lại biến chứng nguy hiểm cho đôi mắt. 

1. Đau mắt đỏ là bệnh gì? 

Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Một số triệu chứng bệnh mà bạn có thể nhận thấy rõ như:

– Mắt đỏ, ban đầu chỉ bị một mắt sau có thể lây sang mắt còn lại.

– Cảm giác đau, nóng rát, nhìn mờ, mi mắt sưng phù, chảy nước mắt.

bà bầu chữa đau mắt đỏ bằng cách dân gian

Đau mắt đỏ có khả năng lây lan nhanh, diện rộng. Mẹ bầu là đối tượng dễ bị nhiễm đau mắt đỏ do sức đề kháng kém

Nếu bệnh nhẹ chỉ thấy mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa nhẹ. Trường hợp nặng có thể đi kèm phù mắt, màng trong mắt.

Do lây lan dễ dàng qua đường tiếp xúc trực tiếp nên bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh lây lan rộng. Người bệnh cần tránh tiếp xúc để bảo vệ mắt và người khác khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.

2. Chủ quan không đi chữa đau mắt đỏ dễ để lại biến chứng nguy hiểm 

Hiện nay, dịch đau mắt đỏ đang có xu hướng lây lan nhanh, khó kiểm soát. Theo chia sẻ của các bác sĩ tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, bệnh nhân, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám để phát hiện sớm và điều trị phù hợp.

Bệnh đau mắt đỏ có những biểu hiện rất rõ rệt. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho đôi mắt.

Bệnh xuất hiện sau 5-7 ngày tiếp xúc với nguồn lây, ban đầu là đỏ mắt, sưng mí, chảy nước mắt. Sau 1-2 tuần, bệnh có thể rộng hơn với các triệu chứng nặng như xuất hiện giả mạc, loét giác mạc.

Mặc dù, đau mắt đỏ vẫn được xếp là bệnh lành tính đối với các mẹ bầu. Mẹ bầu bị bệnh sẽ gần như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên nếu mẹ bầu cũng chủ quan điều trị không đúng có thể biến chứng thành viêm, loét mắt nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mắt của thai phụ.

Trong tình hình dịch phức tạp hiện nay, nhiều bà bầu chữa đau mắt đỏ bằng phuong pháp dân gian vì họ cho rằng cách dân gian sẽ không gây ảnh hưởng đến thai như như 1 số thành phần có trong thuốc nhỏ mắt khác. Quan niệm này có đúng không? Hãy kéo xuống tiếp để đọc câu trả lời từ các chuyên gia y tế của Thu Cúc TCI.

3. Bà bầu chữa đau mắt đỏ bằng cách dân gian có nên không?

Một số người thường áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị đau mắt đỏ, như sử dụng lá trầu không để xông. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết trong lá trầu không có chứa tinh dầu nóng, khi xông xong, người bệnh có cảm giác dễ chịu nhưng thực chất đó chỉ là hiệu ứng tạm thời. Thực tế, mắt sẽ bị tổn thương hơn nữa do tác động của nhiệt độ cao, làm cho bệnh tình trở nặng hơn và có thể gây bỏng giác mạc, loét giác mạc, nhiễm khuẩn nặng.

Nhiều mẹ bầu tự chữa đau mắt đỏ bằng phương pháp dân gian tại nhà vì sợ dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi

Nhiều mẹ bầu tự chữa đau mắt đỏ bằng phương pháp dân gian tại nhà vì sợ dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi

Ngoài ra, một số người còn đắp lá diếp cá, nha đam lên vùng mắt khi bị đau mắt đỏ, điều này có thể làm giảm cảm giác khó chịu và mát hơn tạm thời, nhưng nếu có vi khuẩn trong đất, có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn cho mắt.

Các bác sĩ tại Thu Cúc TCI cảnh báo rằng bệnh nhân, đặc biệt là mẹ bầu cần tránh việc sử dụng các phương pháp chưa được kiểm chứng như đắp lá thuốc, xông hơi lá trầu, sử dụng nước cốt chanh, nước tiểu, sữa mẹ, mật gấu, nha đam, thậm chí đắp thịt ếch nhái lên mắt. Đã có nhiều trường hợp gặp các biến chứng nặng nề và khó phục hồi do việc áp dụng những phương pháp này.

4. Lưu ý chữa đau mắt đỏ cho mẹ bầu

Các chuyên gia nhãn khoa đưa ra những khuyến nghị để ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh trong mùa dịch. Đầu tiên, mẹ bầu cần hạn chế tiếp xúc với nơi đông người, đeo khẩu trang và kính mắt khi tiếp xúc với những người bị đau mắt đỏ.

Ngoài ra, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch cồn sát khuẩn sau khi tiếp xúc với các vật dụng chung tại nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tiền, túi nilon xách đồ,. Việc rửa mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý cũng được khuyến nghị thực hiện thường xuyên.

Trong trường hợp nhà có con nhỏ trong độ tuổi đi học, trẻ sẽ tiếp xúc nhiều với nguy cơ lây bệnh đau mắt đỏ, sau đó lây ngược lại cho phụ huynh, mẹ bầu. Vì thế, bạn nên hướng dẫn con vệ sinh tay thường xuyên, thực hiện rửa mắt, mũi bằng nước muối hàng ngày để giảm khả năng nhiễm bệnh.

Đối với những người bị đau mắt đỏ, nên thông báo với những người xung quanh để nắm rõ tình hình. Đồng thời, bạn nên tự theo dõi sức khỏe đôi mắt tại nhà, nếu có triệu chứng đau mắt đỏ nên đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa: nhãn khoa – sản khoa để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị hợp lý.

Mẹ bầu bị đau mắt đỏ nên đến khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt

Mẹ bầu bị đau mắt đỏ nên đến khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt

Trên đây là những quan điểm xoay quanh vấn đề bà bầu chữa đau mắt đỏ bằng phương pháp dân gian được hay không. Có thể thấy, đau mắt đỏ tưởng chừng dễ chữa, dễ khỏi nhưng không phải vậy. Nếu bạn chủ quan không điều trị sớm, điều trị sai cách thì sẽ rất dễ dẫn đến biến chứng sức khỏe. Vì thế, bạn hãy là 1 mẹ bầu thông minh, lựa chọn điều tốt nhất trong thai kì của mình.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cùng các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ giúp các mẹ bầu an tâm khi đến khám và điều trị. Với phường châm đặt an toàn sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ phương pháp điều trị, chăm sóc đôi mắt tại nhà hỗ trợ quá trình mau khỏi bệnh và không ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu mẹ bầu còn câu hỏi thắc mắc, có thể để lại thông tin liên hệ để Thu Cúc TCI hỗ trợ bạn kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital