U tuyến giáp uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) luôn là lựa chọn đầu tiên của nhiều người bệnh vì đơn giản, nhanh chóng, chi phí tiết kiệm. U tuyến giáp là bệnh lý về nội tiết phổ biến hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn so với nam giới. U tuyến giáp đa phần là lành tính tuy nhiên nếu không theo dõi điều trị kịp thời, u tăng sinh phát triển nhanh sẽ gây ra chèn ép các cơ quan xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về u tuyến giáp
1.1. U tuyến giáp là gì?
U tuyến giáp đa phần là lành tính chỉ có khoảng 2-5% xác định là ác tính. Vậy thế trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập chủ yếu về u tuyến giáp lành tính.
U tuyến giáp lành tính được biết đến là những khối u (hay còn gọi là bướu) tồn tại ở thể rắn hoặc thể lỏng được hình thành và phát triển trong tuyến giáp. Thường thì các khối u lành tính này sẽ ở dạng u nang tuyến giáp và các bướu giáp đơn nhân hoặc đa nhân.
1.2. Triệu chứng của u tuyến giáp
Trên thực tế, hầu hết u giáp đều âm thầm phát triển và không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Chỉ khi đến một giai đoạn nhất định các triệu chứng này mới dễ dàng nhận biết:
– Thay đổi giọng nói hoặc khàn giọng, thường khó chịu hoặc mắc nghẹn khi nuốt. Nguyên nhân là do khối u tuyến giáp vùng cổ phát triển, tăng sinh về kích thước và gây chèn ép các cơ quan lân cận.
– Phần cổ sưng lên và có thể nhìn thấy dễ dàng: Vì các khối u giáp thường phát triển ngay trước phần cổ nên một khi chúng phát triển sẽ khiến vùng cổ phình to ra gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
– Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá: Theo các chuyên gia chỉ ra rằng, một số người bệnh nhân tuyến giáp có thể gặp các vấn đề về rối loạn chuyển hóa. Khi đó người bệnh sẽ có những biểu hiện như sụt cân, thường xuyên mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, chân tay run,…
2. U tuyến giáp có nguy hiểm đến sức khoẻ không?
Trên thực tế, dù u giáp được xác định lành tính cũng không thể chủ quan. Vì u giáp lành tính có thể âm thầm tăng lên về kích thước, nguy cơ chèn ép các cơ quan xung quanh, gây ra các triệu chứng như đã nêu ở trên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý người bệnh. Chính vì thế việc điều trị dứt điểm u giáp nên được tiến hành càng sớm càng tốt.
3. U tuyến giáp uống thuốc gì và điều trị ra sao?
Để biết được phương án điều trị u tuyến giáp thích hợp nhất thì trước hết người bệnh cần thực hiện khám lâm sàng và làm các xét nghiệm, siêu âm, chọc hút tế bào nhân tuyến giáp theo chỉ định của bác sĩ.
Khi đã có kết quả về vị trí, kích thước, đặc tính cũng như số lượng của u giáp mới có thể xác định cách điều trị phù hợp. Hiện nay, đối với việc điều trị u tuyến giáp lành tính, có rất nhiều phương pháp khác nhau tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh.
3.1. Thăm khám định kỳ và điều trị bằng thuốc
Đối với các trường hợp u giáp là lành tính được phát hiện sớm và kích thước còn nhỏ thì có thể tiến hành thăm khám định kỳ, có thể dùng thuốc hoặc không theo chỉ thị của bác sĩ. Tức là, người bệnh chỉ cần theo dõi sự phát triển của khối u bằng cách làm các xét nghiệm chức năng tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp để đánh giá tốc độ tăng sinh của khối u.
Trong trường hợp u giáp lành tính không có sự thay đổi về kích thước thì sẽ không cần điều trị gì thêm. Ngược lại, nếu u có dấu hiệu bất thường, tùy thuộc vào mức độ đánh giá mà có thể dùng thuốc hoặc thay đổi hướng điều trị theo chỉ thị của bác sĩ.
Một lưu ý rằng, trong trường hợp u đã phát triển lớn thì việc dùng thuốc hoàn toàn không có tác dụng mà khi đó chắc chắn cần đến sự can thiệp của ngoại khoa để loại bỏ u tuyến giáp.
3.2. Đốt sóng cao tần u tuyến giáp
Đốt sóng cao tần u tuyến giáp là giải pháp điều trị bệnh công nghệ cao, xâm lấn tối thiểu được sử dụng phổ biến hiện nay với những ưu điểm nổi trội.
Đốt sóng cao tần cho kết quả điều trị tốt và được chỉ định đối với những khối u có kích thước từ 15mm và bắt đầu có dấu hiệu tăng sinh về kích thước gây ra các biểu hiện nuốt nghẹn, khó nuốt, khàn giọng,…
Bác sĩ sẽ sử dụng một đầu kim siêu nhỏ đưa qua vùng da ở cổ tiếp cận với khối u và tiêu hủy u bằng nhiệt. U sẽ teo nhỏ dần và biến mất. Người bệnh loại bỏ được u tuyến giáp mà không cần phải mổ, không đau, không cần nằm viện và bảo toàn các mô lành tuyến giáp. Hiện tại đây là lựa chọn tối ưu nhất dành cho người bệnh có u lành tuyến giáp.
3.3. Mổ u tuyến giáp
Mổ u tuyến giáp bao gồm 2 phương pháp chính là mổ mở và mổ nội soi. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt đi 1 phần hoặc toàn phần u giáp. Phẫu thuật được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp điều trị ung thư tuyến giáp hoặc những u giáp kích thước quá lớn nằm ngoài phạm vi đốt sóng cao tần.
Cụ thể là với u có kích thước lớn từ 4-5 cm hoặc có nhiều biến chứng phức tạp như chèn ép cơ quan lân cận gây các biểu hiện đau cổ, khó thở, khó nói thì có thể được chỉ định phẫu thuật ngay.
Trên thực tế, phẫu thuật sẽ không là phương án được khuyến khích áp dụng. Chính vì thế, đối với người bệnh u lành tuyến giáp nhất định không thể chủ quan, không nên để u phát triển quá lớn phải mổ mà bỏ lỡ cơ hội điều trị bằng các phương pháp khác nhẹ nhàng hơn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn sáng tỏ được thắc mắc u tuyến giáp uống thuốc gì và phương pháp điều trị ra sao. Lời khuyên ở đây là khi phát hiện có u ở tuyến giáp cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt với bác sĩ chuyên khoa, không được lơ là cho dù là u lành tính.