Ai cũng biết phụ nữ sau sinh cần kiêng cữ nhiều thứ vì cơ thể vẫn còn yếu, chưa hồi phục hẳn sau cuộc vượt cạn vất vả. Vậy trong những ngày Tết sắp đến thì mẹ đẻ mổ có được ăn bánh chưng không, bài viết sau sẽ giúp mẹ hiểu rõ vấn đề này nhé.
Menu xem nhanh:
Đẻ mổ có được ăn bánh chưng không?
Bánh chưng là món ăn truyền thống vào dịp Tết Nguyên đán từ ngàn đời nay và được làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt mỡ. Trong khi đó đồ nếp lại có tính nóng, dễ gây mưng mủ và sưng. Vết thương bị mưng mủ sẽ rất lâu lành và dễ để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
Do đó khi mới đẻ mổ xong chị em nên tránh ăn bánh chưng và những thực phẩm được chế biến từ đồ nếp (như xôi, cơm nếp, bánh trôi, bánh nếp…) để cho vết thương nhanh lành và tránh để lại sẹo xấu. Đến khi vết khâu đã liền khô và lành hoàn toàn thì chị em có thể sử dụng đồ nếp, bánh chưng, tuy nhiên cũng cần sử dụng hợp lý để tránh rối loạn tiêu hóa và đầy bụng.
Tham khảo bài đọc sau: Nước tiểu màu xanh là bệnh gì
Như vậy là chị em đã có thể giải đáp thắc mắc đẻ mổ có được ăn bánh chưng không rồi, vậy còn sinh thường thì thế nào? Tương tự như các mẹ sinh mổ, những mẹ sinh thường phải khâu tầng sinh môn thì cũng không nên dùng bánh chưng để tránh vết khâu lâu liền. Khi vết khâu tầng sinh môn lành lại hẳn thì chị em có thể sử dụng món ăn giàu dinh dưỡng này nhưng không nên ăn quá nhiều một lúc nhé để đảm bảo cho hệ tiêu hóa được ổn định. Các mẹ cũng lưu ý là nên dùng bánh chưng mới, đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phải hâm nóng lên trước khi ăn để tránh bị lạnh bụng, đau bụng.
Tham khảo bài đọc sau: Ca sinh mổ mất bao lâu
Đẻ mổ nên kiêng ăn những món gì
Ngoài bánh chưng thì các mẹ sinh mổ nên kiêng một số thực phẩm sau để vết khâu nhanh liền và chóng phục hồi sức khỏe:
– Không nên dùng những món có tính hàn như cua, cá, ốc… vì chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ máu, khiến vết thương khó lành, dễ để lại sẹo xấu.
– Không nên dùng rau muống, lòng trắng trứng gà… bởi những thực phẩm này sẽ làm tăng quá trình tạo mủ, từ đó dễ dẫn đến sẹo lồi.
– Không nên ăn dầu mỡ, đồ ăn sẵn, đồ ăn chiên rán: vì mẹ mới sinh xong, hệ tiêu hóa còn yếu, nếu sử dụng những thức ăn này sẽ gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng không nhỏ tới sữa mẹ.
– Hạn chế dùng rượu, bia, cà phê, trà, thức ăn quá nồng như tỏi, cà ri… vì những thức ăn này sẽ đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Sau sinh mổ nên ăn gì để nhanh lành vết khâu
– Mẹ nên ăn thức ăn tươi, được nấu chín kỹ và bổ sung những thực phẩm giàu sắt, protein trong bữa ăn hàng ngày để giúp vết mổ nhanh lành và chống thiếu máu, thiếu sắt, vitamin sau sinh.
– Mẹ cũng cần uống nhiều nước (từ các nguồn như nước lọc, nước canh, sinh tố…) và bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa (như sữa chua, phô mai…) để giúp hệ xương và răng của 2 mẹ con chắc khỏe hơn.
– Bổ sung đầy đủ rau xanh, trái cây trong bữa ăn hàng ngày để phòng chống táo bón và tăng cường vitamin, khoáng chất sau sinh.
Những chị em sinh mổ cần có chế độ chăm sóc sau sinh đặc biệt hơn một chút so với các mẹ sinh thường để sớm hồi phục và phòng tránh được các biến chứng về vết mổ. Hy vọng qua bài viết này các mẹ đã có kế hoạch ăn uống hợp lý và khoa học nhất cho mình. Nếu vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy gọi tới tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp.
Tin liên quan
- Chữa tắc tia sữa bằng lá mít hiệu quả không
- Tắc tia sữa bị sốt mẹ chớ xem thường
- Phụ nữ đẻ mổ có được ăn tôm không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc