GIẢI ĐÁP: Răng số 8 bị sâu có nên nhổ hay không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Răng số 8 bị sâu có nên nhổ hay không, có nguy hiểm không hay cách xử trí thế nào… tất cả những thắc mắc thường gặp về tình trạng sâu răng số 8 sẽ được giải đáp ngay tại bài viết này, cùng tìm hiểu nhé!

1. “Điểm qua” các nguyên nhân gây sâu răng số 8

Răng số 8 hay còn gọi răng khôn là răng nằm ở vị trí cuối cùng ở mỗi góc hàm, thường mọc vào độ tuổi trưởng thành, khi cấu trúc xương hàm đã có sự ổn định, cứng chắc, đồng thời các lớp mô và niêm mạc đã phù dày. Do mọc vào thời điểm khá muộn, răng khôn hầu hết thường có xu hướng mọc lệch hoặc mọc ngầm. Ở một số ít trường hợp, tuy răng khôn mọc thẳng, bình thường nhưng vẫn gây cảm giác đau nhức và khó chịu.

Vậy lý do nào khiến răng khôn rất dễ bị sâu? Câu trả lời là do răng khôn nằm ở vị trí khó của cung hàm, nên việc vệ sinh cũng sẽ tương đối khó khăn so với các răng còn lại, đây đồng thời cũng là nguyên nhân chính khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập tạo điều kiện thuận lợi làm răng bị sâu.

Ngoài ra, với trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra hiện tượng trùm lợi, dễ khiến cho vi khuẩn tích tụ thức ăn trong quá trình ăn uống, gây viêm lợi và sâu răng. Nghiêm trọng hơn, trường hợp sâu răng số 8 còn có thể lây lan vi khuẩn sang răng số 7 khiến răng số 7 cũng sẽ bị sâu theo.

Răng số 8 dễ bị sâu vì nằm ở vị trí khó của cung hàm, khiến cho việc vệ sinh răng cũng trở nên khó khăn hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng dễ dàng xâm nhập và phát triển

Răng số 8 dễ bị sâu vì nằm ở vị trí khó của cung hàm, khiến cho việc vệ sinh răng cũng trở nên khó khăn hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng dễ dàng xâm nhập và phát triển

2. Trường hợp răng khôn bị sâu có nguy hiểm hay không?

Thực chất, răng “khôn” hoàn toàn chẳng “khôn” như tên gọi khi vừa không mang ý nghĩa về mặt chức năng, răng khôn còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng tổng thể. Nguy hiểm hơn, khi răng khôn bị sâu, chúng ta còn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như:

– Đau nhức dữ dội, sốt, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

– Vi khuẩn sinh sôi và phát triển ở thân răng, đi theo tủy mềm và thường lan xuống xương hàm, nướu lợi có thể kéo theo nguy cơ bị hoại tử

– Vết sâu lan sang những răng xung quanh khiến chúng bị tổn thương. Thậm chí, ở một số trường hợp vết sâu lan sang các răng kế bên bị phá hoại nặng và cũng có thể được chỉ định nhổ bỏ

Với thắc mắc răng số 8 bị sâu có nên nhổ, đa phần trường hợp sâu ở răng khôn thì các bác sĩ đều chỉ định nên nhổ bỏ để phòng ngừa những nguy cơ gây hại tới sức khỏe răng miệng

Với thắc mắc răng số 8 bị sâu có nên nhổ, đa phần trường hợp sâu ở răng khôn thì các bác sĩ đều chỉ định nên nhổ bỏ để phòng ngừa những nguy cơ gây hại tới sức khỏe răng miệng

3. Răng số 8 bị sâu có nên nhổ hay giữ lại?

Sâu răng số 8 không phải là tình trạng bệnh lý hiếm gặp, tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức được mức độ nguy hiểm của nó.

Trước tiên, cần hiểu rằng bản thân răng số 8 có những đặc điểm tương đối khác biệt so với răng còn lại nên khi răng 8 bị đau và sâu, khả năng cao người bệnh sẽ phải đối mặt với những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Do đó, nếu như ở hầu hết các trường hợp sâu răng khác bác sĩ đều đưa ra chỉ định bảo tồn răng, thì với răng số 8, cho dù sâu hàm trên hay hàm dưới, người bệnh đều được khuyến khích nhổ bổ để tránh gặp phải những nguy cơ nguy hiểm.

Đặc biệt, với trường hợp sâu ở răng số 8 mọc lệch, mọc nghiêng thì nhổ bỏ chính là phương pháp điều trị hiệu quả. Sau khi nhổ xong, chẳng những chấm dứt được tình trạng đau nhức, khó chịu do sâu răng mà chúng ta còn có thể bảo vệ các răng kế cận khỏi nguy cơ bị sâu răng. Trong trường hợp bạn đang lo lắng nhổ răng có ảnh hưởng đến vấn đề ăn nhai hay thẩm mỹ không thì hoàn toàn có thể yên tâm, bởi răng số 8 hoàn toàn không mang lại bất cứ vai trò gì, chính vì vậy sau khi nhổ bỏ thì chúng ta cũng không cần sử dụng đến răng giả để thay thế.

Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp răng số 8 có thể được chỉ định bảo tồn. Trường hợp này thường là những răng khôn mọc thẳng hoặc chỉ sâu ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng tới các răng khác xung quanh. Khi đó, tùy vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định trám răng hoặc bọc sứ để phục hình để hàm răng trở nên khỏe hơn đồng thời hỗ trợ tích cực cho việc ăn nhai.

4. Một số phương pháp nhổ răng khôn bị sâu

Hiện nay có rất nhiều phương pháp nhổ răng khôn bị sâu. Tùy vào từng trường hợp cụ thể cũng như mức độ sâu răng của bệnh nhân, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nhổ răng thích hợp. Cụ thể, một số phương pháp nhổ răng số 8 bị sâu phổ biến hiện nay có thể kể đến:

4.1. Phương pháp nhổ răng khôn bị sâu bằng kìm

Kìm là dụng cụ chuyên khoa dùng để nhổ răng, trong quá trình nhổ bỏ, vị trí cần nhỏ sẽ được tiêm thuốc tê. Mỏ kìm được đưa sâu vào răng đồng thời tác động một lực lên chân răng khiến dây chằng ở chân răng bị gãy để răng khôn được rút ra.

Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong trường hợp răng vẫn còn nguyên vẹn, ít vỡ hoặc bờ xương hàm thấp hơn so với chân răng.

4.2. Phương pháp nhổ răng khôn bằng bẩy

Bẩy là một dụng cụ với công dụng làm rộng ở răng và huyệt ổ răng để khiến cho dây chằng bị đứt. Phương pháp này sử dụng với trường hợp chân răng khôn nằm ngang, hoặc bờ xương của ổ răng cao hơn. Có thể sử dụng đồng thời cả 2 dụng cụ bẩy và kìm để răng được đưa ra ngoài. Quy trình thực hiện phương pháp này sẽ là như sau:

– Mở nướu, tách lợi tại vị trí răng khôn cần nhổ bỏ, có thể phải cắt bỏ cả phần lợi để thấy được chân răng trồi lên

– Sử dụng cán bẩy đưa vào ổ răng, đưa bẩy vào chân răng theo chiều từ bên ngoài vào trong, xoay đều cho đến khi thấy chân răng lung lay và bị đứt ra khỏi cung hàm

4.3. Phương pháp nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome

Máy siêu âm Piezotome mang nhiều ưu điểm vượt trội so với các thiết bị nhổ răng thông thường. Máy sử dụng công nghệ và thiết bị siêu âm mới nhất để loại bỏ răng khôn một cách an toàn, hiệu quả.

Sở dĩ phương pháp này được gọi là ưu việt bởi phần răng khôn sẽ được loại bỏ dựa trên nguyên lý hoạt động của sóng siêu âm với tần số chọn lọc từ 28 đến 36 Khz, mũi khoan rất mỏng và mảnh nên khi tác động lên răng sẽ không làm tổn hại đến mô mềm trong miệng. Cũng bởi vậy mà bệnh nhân sẽ không phải trải qua đau đớn khi nhổ răng như các phương pháp nhổ truyền thống, đồng thời giúp bảo toàn xương ổ răng tối đa, khiến vết thương chóng lành hơn.

Hi vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, các bạn đã được giải đáp thắc mắc răng số 8 bị sâu có nên nhổ hay không. Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, nhổ răng khôn đã không còn là “nỗi ám ảnh” quá đáng sợ, bên cạnh đó, dưới sự thực hiện của các bác sĩ tay nghề cao thì mức độ đau nhức cũng sẽ giảm rất nhiều.

Tại Khoa Răng-Hàm-Mặt - Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện nay đã trang bị công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm máy siêu âm Piezotome với những ưu điểm vượt trội, ít đau, ít sưng và đặc biệt không gây chảy máu

Tại Khoa Răng-Hàm-Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện nay đã trang bị công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm máy siêu âm Piezotome với những ưu điểm vượt trội, ít đau, ít sưng và đặc biệt không gây chảy máu

Tại Khoa Răng-Hàm-Mặt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã sử dụng máy siêu âm Piezotome kết hợp cùng với những trang thiết bị hiện đại khác được nhập khẩu từ các nước có nền nha khoa tân tiến nhất trên giới. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ Răng-Hàm-Mặt đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thực hiện thao tác nhổ răng khôn, sử dụng linh hoạt với các máy móc hiện đại để đảm bảo mang đến quá trình nhổ răng an toàn, hiệu quả nhất dành cho khách hàng. Chính nhờ những ưu điểm trên, khi lựa chọn Thu Cúc TCI là bạn đã lựa chọn địa chỉ tin cậy để nhổ răng khôn nhẹ nhàng, an toàn và không biến chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital