Giải đáp: Răng sâu có phục hồi được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Răng sâu là tình trạng phổ biến ở nhiều lứa tuổi do vệ sinh răng miệng kém khoa học hoặc do chịu sự ảnh hưởng của một số bệnh lý nha khoa khác. Răng sâu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của hàm răng mà còn khiến mọi người e ngại khi giao tiếp do hàm răng thiếu thẩm mỹ và hơi thở có mùi hôi. Một trong những thắc mắc mà các bác sĩ nha khoa thường xuyên nhận được khi thăm khám và điều trị cho bệnh nhân bị sâu răng chính là răng sâu có phục hồi được không. Bài viết sau sẽ giải đáp chí tiết cho bạn về băn khoăn đó, đừng bỏ lỡ!

1. Bệnh sâu răng là gì?

Sâu răng là quá trình vi khuẩn tấn công cấu trúc răng, tạo ra những tổn thương trên bề mặt của răng. Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi bị sâu răng chính là những chấm đen, những lỗ sâu li ti trên bề mặt hoặc quanh thân răng.

Ở những giai đoạn ban đầu, sâu răng thường không gây đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên khi tình trạng sâu răng đã ở mức độ nặng, mọi người thường cảm thấy đau nhức, cơn đau kéo dài hơn khi ăn và hơi thở có mùi hôi…

Các bác sĩ chia diễn biến của sâu răng thành 4 giai đoạn cụ thể như sau:

– Giai đoạn 1: Xuất hiện các đốm trắng bất thường trên bề mặt của răng.

– Giai đoạn 2: Sâu men răng với biểu hiện là các chấm, lỗ li ti màu đen.

– Giai đoạn 3: Sâu răng ăn sâu vào ngà răng, các chấm sâu răng có kích thước lớn và sâu hơn.

– Giai đoạn 4: Sâu ăn vào tủy răng, gây viêm tủy răng, chết tủy và có thể dẫn tới viêm chân răng.

Sâu răng càng ở giai đoạn nghiêm trọng thì càng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng, nguy cơ mất răng cao và điều trị phức tạp, tốn thời gian, chi phí cao.

Sâu răng là quá trình vi khuẩn tấn công cấu trúc răng, tạo ra những tổn thương trên bề mặt của răng

Sâu răng là quá trình vi khuẩn tấn công cấu trúc răng, tạo ra những tổn thương trên bề mặt của răng

2. Nguyên nhân gây sâu răng

Nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sâu răng là do vi khuẩn Streptococcus Mutans. Chúng làm lên men các chất bột đường trong thức ăn thành axit lactic, axit ngấm vào bề mặt răng, phá hủy men răng và cấu trúc răng.

Vi khuẩn này hình thành và phát triển mạnh mẽ, gây ra tình trạng sâu răng do:

– Vệ sinh răng miệng kém khoa học, không chải răng sau khoảng 30 phút ăn uống khiến mảng bám và cao răng hình thành nhiều.

– Do ảnh hưởng của một số bệnh lý nha khoa như viêm lợi, viêm nha chu khiến sức khỏe răng miệng suy yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.

– Do chế độ ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa đường, dầu mỡ, axit có hại cho men răng.

– Cơ thể thiếu nước làm ảnh hưởng tới quá trình tiết nước bọt khiến môi trường vi sinh vật trong khoang miệng bị mất cân bằng.

– Sâu răng do một số bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa khiến axit từ dạ dày tiếp xúc và ăn mòn men răng.

Ngoài ra, một nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng sâu răng chính là hàm răng nhiều khiếm khuyết, khấp khểnh không đều khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn, vi khuẩn trú ngụ và phát triển mạnh mẽ.

Nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sâu răng là do vi khuẩn Streptococcus Mutans

Nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sâu răng là do vi khuẩn Streptococcus Mutans

3. Bị răng sâu có phục hồi được không?

Răng bị sâu khác với các cơ quan khác trong cơ thể, vì không có khả năng tự phục hồi. Do đó, răng đã mắc bệnh lý thường không thể tái sinh ra các tế bào mới để phục hồi vào vị trí bị sâu. Hay nói cách khác, sâu răng không thể tự khỏi mà cần phải được điều trị với bác sĩ nha khoa.

Thông thường, sâu răng diễn tiến từ bề mặt cho tới kết cấu sâu bên trong răng. Ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ phần mô răng bị viêm và tiến hành hàn trám phục hình. Nếu sâu răng nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải tiến hành nhổ bỏ để không làm ảnh hưởng tới các răng khác trên cung hàm.

Quá trình điều trị sâu răng diễn ra tùy thuộc vào mức độ sâu răng của từng người. Thậm chí trong một số trường hợp sâu răng lớn, việc hàm trám có thể không mang lại kết quả như mong muốn và mọi người phải sở hữu hàm răng bị suy yếu.

Do vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe hàm răng chính là mọi người cần chăm sóc răng miệng khoa học, ngăn ngừa tình trạng sâu răng diễn ra. Nếu răng bị sâu, hãy cẩn trọng và nhận biết bệnh ngay khi ở những giai đoạn đầu và tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ nha khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

Lấy cao răng thường xuyên và chủ động thăm khám răng miệng định kỳ cũng là một trong những cách hiệu quả giúp mọi người có thể sở hữu hàm răng chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

Răng sâu có thể phục hồi được không, câu trả lời là không mà cần phải được điều trị với bác sĩ nha khoa

Răng sâu có thể phục hồi được không, câu trả lời là không mà cần phải được điều trị với bác sĩ nha khoa

Trả lời cho thắc mắc răng sâu có phục hồi được không, các bác sĩ nha khoa cho biết đây là bộ phận duy nhất trên cơ thể người không có khả năng tái sinh, phục hồi. Do vậy, việc chăm sóc răng miệng khoa học là thực sự cần thiết, tránh những biến chứng nha khoa đáng tiếc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital