Rách sụn chêm nguyên nhân là do các tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn giao thông hay khi chơi thể thao. Điều trị rách sụn chêm có nhiều phương pháp khác nhau nhưng trong trường hợp không can thiệp điều trị thì liệu rách sụn chêm có tự lành không? cùng xem qua bài viết dưới đây nhé
Menu xem nhanh:
1. Rách sụn chêm đầu gối là gì?
Sụn chêm được cấu tạo bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, đây là bộ phận nằm ở vị trí khớp gối và dễ bị tổn thương. Tình trạng rách sụn chêm khớp gối do hoạt động gây áp lực lớn lên gối, đặc biệt là khi đang xoay vòng hoặc ở trạng thái vặn xoắn, cùng thời điểm khớp gối đang chịu sức nặng của cơ thể sẽ dễ gây ra tình trạng rách sụn chêm.
Rách sụn chêm thường xảy ra ở các người có cường độ luyện tập cao và thường xuyên hay những người bị chấn thương,ngã, tai nạn và đôi khi là cả người lớn tuổi dễ thoái hóa khớp.
Người bệnh bị rách sụn chêm sẽ có các triệu chứng phổ biến như: sưng tấy, bầm tím và đau đầu gối, khó vận động, khi di chuyển phát ra tiếng lục cục. Hầu hết những người bệnh khi mới bị chấn thương sụn chêm vẫn có thể đi lại bình thường nên thường chủ quan không thăm khám. Khoảng 2 – 3 ngày sau, đầu gối người bệnh mới sưng tấy lên và giảm khả năng vận động rõ rệt.
2. Giải đáp thắc mắc: rách sụn chêm có tự lành không?
Rách sụn chêm có thể tự lành hay không tùy thuộc nhiều vào tình trạng của vết rách cũng như tình trạng sức khỏe, tuổi tác của người bệnh. Tuy nhiên, vết rách sụn chêm nhỏ và không quá nghiêm trọng thì có thể tự lành nếu người bệnh có chế độ nghỉ ngơi ăn uống hợp lý, tránh vận động mạnh. Tuy nhiên trước tiên người bệnh vẫn cần được thăm khám cụ thể để bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
2.1. Rách sụn chêm có tự lành không? – Rách sụn chêm ở vị trí ⅓ ngoài
Ở vị trí này sụn chêm tự lành nếu vết rách nhỏ. Lý do là bởi vị trí được cấp nhiều máu, nhanh hồi phục. Nếu vết rách lớn thì cũng chưa nhất thiết phải can thiệp phẫu thuật, chỉ cần khâu bảo tồn bằng phương pháp nội soi.
2.2 Rách sụn chêm có tự lành không? Rách ở vị trí ⅔ trong
Ở vị trí này bác sĩ và người bệnh cần cân nhắc phẫu thuật bởi vết rách ở đây khó liền hơn do vị trí này cấp máu kém.
2.3. Rách sụn chêm có tự lành không?- Rách ở vị trí ⅓ trong
Là vị trí rách đặc biệt, khó có thể liền, cần phẫu thuật cắt bỏ hoặc phẫu thuật thông qua nội soi.
Vết rách sụn chêm có nhiều hình thái và tình trạng cụ thể khác nhau,do vậy cũng sẽ có những cách điều trị khác nhau. Dù chữa trị bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng cần phải nghỉ ngơi và có chế độ tập luyện vật lý trị liệu điều độ, hợp lý thfi bệnh mới nhanh chóng khỏi hoàn toàn được.
3. Chẩn đoán rách sụn chêm
Thông thường sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm:
– Chụp X quang: phương pháp này giúp đánh giá tình trạng xương vùng khớp gối.
– Chụp MRI: chụp MRI giúp chẩn đoán chính xác vị trí cũng như hình thái tổn thương của sụn chêm.
– Nội soi chẩn đoán: giúp quan sát toàn bộ khớp gối, đánh giá chính xác tình trạng, chi tiết mức độ tổn thương của sụn, dây chằng, sụn chêm, màng hoạt dịch, từ đó giúp đưa ra phương pháp điều trị cụ thể với từng trường hợp.
4. Điều trị rách sụn chêm
Phương pháp phẫu thuật nội soi là phương pháp tối ưu thường được các bác sĩ sử dụng nhiều để điều trị rách sụn chêm. Phần sụn tổn thương sẽ được loại bỏ mà vẫn bảo tồn tối đa các phần sụn không bị hư hỏng để đảm bảo sự chuyển động của khớp. Bên cạnh đó, còn có một số các phương pháp điều trị khác như:
– Phẫu thuật cắt bỏ sụn chêm.
– Phẫu thuật cắt một phần sụn chêm tổn thương.
– Phẫu thuật khâu sụn chêm.
– Điều trị bảo tồn không phẫu thuật (chườm đá, băng cố định đầu gối, nẹp, sử dụng thuốc, vật lý trị liệu…).
Tùy vào tình trạng, mức độ và hình thái cụ thể vết rách sụn chêm sẽ có các phương pháp khác nhau để điều trị.
5. Phục hồi sau điều trị rách sụn chêm
Hồi phục sau điều trị rách sụn chêm là giai đoạn quan trọng. Để đôi chân trở về trạng thái bình thường, không bị để lại di chứng thì người bệnh cần thật chú ý luyện tập, nghỉ ngơi điều độ.
– Thay băng và chăm sóc vết mổ hằng ngày. Sau 7 – 10 ngày thì tái khám và cắt chỉ.
– Đeo đai nẹp chân trong 3 tuần sau mổ.
– Thực hiện các bài tập chức năng, vật lý trị liệu với sự trợ giúp và hướng dẫn của bác sĩ, người nhà.
– Sử dụng nạng để di chuyển giữ trọng lượng đầu gối.
– Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng sụn chêm đã lành hẳn chưa.
– Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.
6. Phòng ngừa rách sụn chêm tái phát
Để phòng tránh rách sụn chêm đầu gối và xuất hiện các triệu chứng, biến chứng nguy hiểm của bệnh, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:
– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sự dẻo dai của khớp gối.
– Thực hiện đúng tư thế, kỹ thuật trong thể thao, lao động, sinh hoạt.
– Tránh việc xoay gối một cách đột ngột.
– Tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ, tránh tổn thương có thể lặp lại sau điều trị rách sụn khớp gối.
Trên đây là bài viết giải đáp cho thắc mắc: “Rách sụn chêm có tự lành không?”. Rách sụn chêm càng được điều trị sớm, đúng cách thì thời gian hồi phục càng được nhanh và khả năng hồi phục tốt hơn. Vì vậy, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối người bệnh cần thăm khám sớm để được bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.