Giải đáp nỗi lo: Bệnh ung thư gan có lây không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh ung thư gan có lây không là câu hỏi của rất nhiều người. Việc hiểu không đúng và đầy đủ về căn bệnh nguy hiểm này có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến bệnh nhân. Rất nhiều người nghĩ ung thư gan là căn bệnh lây lan qua quá trình tiếp xúc ăn uống, nói chuyện… nên thường tránh xa. Điều này khiến người bệnh không được động viên về tinh thần, gây bất lợi trong quá trình chữa trị. 

1. Nguyên nhân hình thành bệnh ung thư gan

Ung thư gan là căn bệnh ác tính gây ra bởi sự phát triển đột biến của tế bào ở trong gan. Bệnh phát triển âm thầm, khó phát hiện ở giai đoạn sớm và có tỷ lệ tử vong cao do đa số bệnh nhân đều phát hiện ở giai đoạn muộn

Các nguyên nhân dẫn đến ung thư gan có thể kể đến là:

– Bệnh nhân mắc viêm gan mạn tính do virus viêm gan B (HBV) hoặc virus viêm gan C (HCV) không được điều trị triệt để. 

Viêm gan B làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư biểu mô tế bào gan, một dạng của ung thư gan nguyên phát lên đến 100 lần. Có khoảng 70% ung thư biểu mô tế bào gan ở Việt Nam là do virus HBV gây ra.

Virus viêm gan C (HCV) là nguyên nhân gây ra khoảng 7% các trường hợp mắc ung thư gan nguyên phát tại Việt Nam 

– Mắc xơ gan được hình thành do rượu, xơ gan do nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C, xơ gan do nhiễm sắt, có thể dẫn đến ung thư gan

– Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan là: Người mắc tình trạng béo phì, người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu, tiểu đường type 2, bệnh Wilson, bệnh Tyrosin huyết…

– Một số nguyên nhân khác là do thói quen uống nhiều rượu bia quá nhiều, nhiễm độc tố aflatoxin, sử dụng thuốc tránh thai kéo dài,…

bệnh ung thư gan có lây không

Bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính có nguy cơ cao mắc ung thư gan

2. Giải đáp: Bệnh ung thư gan có gây lây nhiễm sang người khác không?

2.1 Bệnh ung thư gan có lây không – trường hợp nguyên nhân gây ung thư không do virus viêm gan

Câu hỏi ung thư gan có lây không là mối quan tâm của rất nhiều người. Bạn nên hiểu đúng về bệnh để không xa lánh bệnh nhân, làm họ cảm thấy buồn, ảnh hưởng đến tâm lý trong quá trình điều trị. Ngoài ra hiểu đúng giúp bạn chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân điều trị mang lại kết quả tốt nhất.

Ung thư gan là bệnh lý không lây qua đường tiếp xúc như ăn uống, nói chuyện, dùng chung bát đũa, cốc chén… giữa người mắc bệnh và người bình thường. Chính vì vậy việc ăn uống sinh hoạt riêng với người bệnh là hoàn toàn không cần thiết. 

Đặc biệt đối với bệnh nhân mắc ung thư gan do đột biến gen, sự phát triển bất thường ở tế bào gan hoặc các bệnh và yếu tố không do virus viêm gan thì không có khả năng lây nhiễm. 

2.2 Bệnh ung thư gan có lây không – trường hợp nguyên nhân do virus viêm gan

Đối với bệnh nhân bị ung thư do tiến triển từ bệnh viêm gan do virus HBV, HCV có thể lây truyền từ người bệnh qua người khác thông qua đường truyền máu (truyền máu, sử dụng chung kim tiêm nhiễm bệnh), quan hệ tình dục không an toàn, lây từ mẹ sang con khi sinh nở. Trường hợp này ngay cả khi chưa hình thành ung thư mà chỉ đang mắc viêm gan B và viêm gan C thì đã có thể lây nhiễm thông qua các con đường kể trên.

3. Khả năng di truyền của ung thư gan cho các thế hệ nối tiếp 

Ung thư gan xảy ra khi tế bào ung thư phát triển làm suy giảm chức năng gan. Theo nhiều nghiên cứu ung thư gan gần như không có khả năng di truyền. Có khoảng 10% trường hợp mắc ung thư gan liên quan đến yếu tố di truyền chung huyết thống. Căn bệnh này nếu xảy ra ở người trong độ tuổi trên 50 thì khả năng di truyền là rất thấp.

Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan vì nguy cơ bị ung thư gan ở những người có người thân mắc bệnh thường cao hơn người bình thường khỏe mạnh. 

Ngoài ra, có thể nhiều người sẽ hiểu sai khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con là do di truyền. Đây là khả năng năng lây nhiễm do virus gây bệnh chứ không phải do di truyền.

3. Lời khuyên phòng lây nhiễm và tránh mắc ung thư gan

Ung thư gan không thể lây trực tiếp qua tiếp xúc bình thường giữa người bệnh với người lành. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lây nếu thông qua đường máu, quan hệ tình dục, sinh đẻ với điều kiện người mắc ung thư có virus viêm gan B và C. Do đó, nên có những phương pháp phòng tránh để làm giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh viêm gan siêu vi B, C và ung thư gan.

3.1 Tiêm phòng vắc xin viêm gan B theo khuyến cáo

– Tiêm vắc xin viêm gan B là cách phòng tránh mắc viêm gan B hiệu quả nhất, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, chống lại virus ngay cả khi đã phơi nhiễm, sinh sôi và phát triển trong cơ thể.

– Viêm gan C hiện nay chưa có vắc xin phòng tránh, vì vậy để tránh mắc viêm gan siêu vi, bạn không nên sử dụng chung các đồ dính máu của người khác. 

bệnh ung thư gan có lây không

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B để phòng tránh nguy cơ mắc viêm gan và ung thư gan

3.2 Điều trị triệt để virus viêm gan

Khi mắc các bệnh viêm gan virus B và C ở giai đoạn cấp tính hay giai đoạn đầu của bệnh bạn cần điều trị bệnh triệt để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể. Lý do là bởi khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính virus có thể theo bạn suốt đời, khó chữa khỏi và gây nguy cơ cao mắc ung thư gan.

3.3 Tầm soát sức khỏe định kỳ

Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để có biện pháp cải thiện tình hình sức khỏe sớm. Đối với người (viêm gan, xơ gan) có nguy cơ mắc ung thư gan, nên tầm soát sàng lọc ung thư gan. Việc tầm soát phát hiện sớm dấu ấn ung thư, tế bào ung thư có ý nghĩa rất quan trọng, làm tăng khả năng điều trị triệt để.

bệnh ung thư gan có lây không

Khách hàng đến Thu Cúc TCI khám sức khỏe gan đình kỳ phòng tránh tối đa nguy cơ mắc ung thư

3.4 Chế độ ăn uống, sinh hoạt

– Bạn nên hạn chế uống rượu bia, việc sử dụng quá nhiều rượu bia sẽ khiến tình trạng gan bị suy giảm chức năng, dễ mắc nhiều bệnh lý.

– Nên ăn các thực phẩm tươi, bổ dưỡng, tránh ăn các thực phẩm đã bị nấm mốc, là tác nhân gây ung thư gan nguyên phát.

– Tích cực vận động thể chất, hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ quá trình đào thải chất độc ở gan diễn ra dễ dàng hơn.

– Không nên sử dụng kim tiêm với người mắc bệnh, hạn chế xăm mình tại những địa chỉ không uy tín, khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không tuân thủ nguyên tắc…

– Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục với người mắc bệnh. Bởi quan hệ không an toàn có thể gây chảy máu dễ lây nhiễm.

Bài viết trên đây đã trả lời cho bạn đọc câu hỏi bệnh ung thư gan lây không. Hy vọng với những kiến thức và thông tin hữu ích này, mỗi cá nhân đã có những hiểu biết cơ bản để có thể hoàn toàn tận tâm chăm sóc người bệnh ung thư gan mà không cần lo lắng về lây nhiễm. Bên cạnh đó bạn cũng nên biết cách phòng tránh để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital