GIẢI ĐÁP: Niềng răng tốn bao nhiêu tiền? 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Ngày nay, niềng răng đã trở thành xu hướng được nhiều khách hàng lựa chọn để cải thiện những khiếm khuyết ở răng miệng. Niềng răng tốn bao nhiêu tiền, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!

1. Những điều cần tìm hiểu về niềng răng

Trước tiên, về khái niệm, niềng răng thẩm mỹ là phương pháp sử dụng khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung, thun cố định hay khay niềng trong suốt để đưa răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Trung bình, thời gian niềng răng có thể rơi vào khoảng từ 1 đến 3 tháng, tùy theo các yếu tố như mức độ lệch lạc của răng, độ tuổi niềng, phương pháp cũng như địa chỉ niềng răng mà bạn lựa chọn.

Niềng răng hết bao nhiêu tiền

Ngày nay, niềng răng được cải tiến thành nhiều hình thức đa dạng đáp ứng sự lựa chọn của khách hàng

2. Vì sao bạn nên niềng răng sớm? Đừng bỏ qua lợi ích của niềng răng!

Bên cạnh tác dụng chính là tái tạo thẩm mỹ, giúp răng trở nên đều đẹp hơn, niềng răng còn mang lại những lợi ích tuyệt vời khác như:

– Vệ sinh răng miệng dễ dàng

Khi hàm răng trở nên đều hơn, không bị hô, lệch, chen chúc thì việc loại bỏ các mảng bám thức ăn cũng trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, giúp bạn có thể ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng thường gặp như: Hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu…

– Đảm bảo sức khỏe răng miệng

Sau khi niềng răng, khớp cắn được cải thiện giúp cho việc nhai và nghiền thức ăn trở nên tốt hơn, giúp người niềng hạn chế được nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, giúp cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.

– Thay đổi diện mạo khuôn mặt

Ở những trường hợp răng hô, móm, khấp khểnh… việc niềng răng sẽ tác động lên răng giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn, từ đó tình trạng hô, móm được khắc phục triệt để. Đồng thời, sau khi niềng răng thì gương mặt cũng sẽ trở nên thanh thoát, cân đối và hài hòa hơn. Tuy nhiên cần lưu ý là những thay đổi ở khuôn mặt chỉ là cảm giác sau khi răng đã đều hơn, khớp cắn cũng được cắn chỉnh ổn định, cần lưu ý là niềng răng không tác động lên xương hàm.

– Cân đối tương quan ở hàm trên và hàm dưới

Đối với các trường hợp có vòm hàm không chuẩn, sau khi niềng răng, răng và xương hàm đều được tác động để tạo ra sự cân đối giữa độ rộng và chiều dài ở vòm hàm trên và hàm dưới.

– Cải thiện hiệu quả chức năng phát âm

Trên thực tế, khi răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn, khớp cắn điều chỉnh hiệu quả thì chức năng phát âm cũng có thể thay đổi theo hướng tích cực.

Niềng răng tốn bao nhiêu tiền

Với thắc mắc niềng răng tốn bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào từng loại phương pháp niềng răng

3. Niềng răng tốn bao nhiêu tiền tại hệ thống y tế Thu Cúc?

Tùy từng phương pháp niềng sẽ có mức chi phí khác nhau. Cùng tìm hiểu chi phí niềng răng cụ thể ở mỗi phương pháp bạn nhé!

3.1. Chi phí niềng răng tốn bao nhiêu tiền bằng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng truyền thống, mặc dù đã được sử dụng từ lâu, tuy nhiên niềng răng mắc cài kim loại vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu được các khách hàng ưa chuộng. Không chỉ đem lại hiệu quả cao, lực kéo bền, phương pháp này còn có mức chi phí hợp lý, thường dao động trong khoảng 20 đến 30 triệu tùy vào mỗi cơ sở thực hiện. Hiện tại, đây cũng là phương pháp niềng răng có mức chi phí thấp nhất.

Mặc dù sở hữu khá nhiều ưu điểm lý tưởng, tuy nhiên niềng răng mắc cài kim loại có nhược điểm là không đảm bảo tính thẩm mỹ, ngoài ra thì mắc cài khá dày, cộm nên đôi khi có thể gây ra cảm giác khó chịu như mắc cài chọc vào lợi gây đau nhức.

3.2. Chi phí niềng răng mắc cài kim loại tự động (mắc cài tự buộc)

Niềng răng mắc cài kim loại tự động, hay còn được biết đến với những tên gọi khác như mắc cài tự buộc, mắc cài tự đóng là phương pháp niềng răng có cấu tạo và đặc điểm tương tự với mắc cài kim loại thường. Tuy nhiên, phương pháp này sử dụng hệ thống nắp trượt đặc biệt, thay thế cho thun buộc ở mắc cài, nhờ đó mà quá trình niềng răng diễn ra liên tục, liền mạch, giúp bạn rút ngắn thời gian niềng răng trung bình khoảng từ 4 đến 6 tháng.

Nhờ vào ưu điểm này mà chi phí niềng răng mắc cài kim loại tự động cao hơn chi phí niềng răng mắc cài kim loại thường, đồng thời khách hàng cũng sẽ không cần phải đến nha khoa định kỳ thường xuyên như với mắc cài kim loại.

3.3. Chi phí niềng răng tốn bao nhiêu tiền bằng mắc cài sứ

Mắc cài sứ là loại mắc cài được làm bằng chất liệu sứ, do mắc cài có màu sắc tương tự với răng thật nên có tính thẩm mỹ cao hơn, do đó chi phí niềng răng mắc cài sứ cũng đắt hơn so mắc cài kim loại, thường dao động trong khoảng từ 30 đến 50 triệu tùy mỗi ca niềng.

3.4. Chi phí niềng răng bằng mắc cài trong suốt (niềng răng không mắc cài)

Niềng răng mắc cài trong suốt, hay niềng răng không mắc cài là phương pháp hiện đại bậc nhất hiện nay, khay niềng trong suốt thay thế cho mắc cài và dây cung với những ưu điểm vượt trội như: Hiệu quả cao, hạn chế cảm giác khó chịu, vướng víu, khay niềng dễ dàng tháo lắp, niềng răng biết trước kết quả…

Với những ưu điểm kể trên, không ngạc nhiên khi niềng răng trong suốt là phương pháp có mức chi phí cao nhất, dao động trong khoảng từ 80 đến 150 triệu tùy vào số lượng khay yêu cầu.

Khách hàng chỉnh nha tại Thu Cúc TCI

Khách hàng chỉnh nha tại Thu Cúc TCI

Hi vọng rằng, với bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc niềng răng tốn bao nhiêu tiền. Nếu như bạn muốn tìm kiếm địa chỉ niềng răng hiệu quả, an toàn, Khoa Răng Hàm Mặt – Thu Cúc TCI sẽ là lựa chọn vô cùng thích hợp dành cho bạn. Không chỉ là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, Thu Cúc TCI còn luôn nỗ lực đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm mang lại cho khách hàng trải nghiệm hoàn hảo nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital