Niềng răng có phải nhổ răng không luôn là băn khoăn của không ít người. Đặc biệt, do tâm lý sợ đau đớn hay lo lắng nhổ răng ảnh hưởng đến việc ăn nhai khiến mọi người thường ngần ngại niềng răng.
Vậy niềng răng có bắt buộc phải nhổ răng hay không, nếu có thì cần phải nhổ bao nhiêu răng… bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp về niềng răng, cùng chú ý đón đọc nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu khái quát về các phương pháp niềng răng hiện nay
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần biết về phương pháp niềng răng bạn nhé.
Về khái niệm, niềng răng hay còn có tên gọi khác chỉnh nha là phương pháp sử dụng các khí cụ trong nha khoa để tác động và đưa răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Niềng răng có thể nói là một phương pháp mang tính ưu việt, bởi bên cạnh việc cải thiện những khiếm khuyết sai lệch về răng như: Răng hô, móm, răng lộn xộn, khấp khểnh, sai khớp cắn…, niềng răng còn giúp tái lập chức năng ăn nhai, mang lại sự cân đối, hài hòa cho khuôn mặt đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, bệnh lý khớp thái dương hàm.
Ngày nay, bạn có rất nhiều sự lựa chọn về loại mắc cài niềng răng như: Mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự buộc, mắc cài mặt trong và mắc cài trong suốt Invisalign. Với mỗi loại mắc cài đều tồn tại ưu và khuyết điểm riêng cũng như chênh lệch đáng kể về mức giá, tuy nhiên đừng quá lo lắng bởi tuy khác biệt hoàn toàn, song chúng đều hướng đến mục đích chung và mang lại hiệu quả cải thiện thẩm mỹ hàm răng đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, để lựa chọn được phương pháp phù hợp thì bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi sau giai đoạn thăm khám tổng quát, chụp phim, các bác sĩ có thể đánh giá chính xác về tình trạng răng cũng như xương hàm của bạn đồnniềng răng thời đưa ra lời khuyên hữu ích về phương pháp hiệu quả nhất.
2. Niềng răng có phải nhổ răng hay không?
Với thắc mắc niềng răng có cần nhổ răng hay không, câu trả lời còn tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn.
Nhìn chung, hầu hết ở các bệnh nhân đi niềng răng đều gặp phải tình trạng răng và xương hàm mất cân đối, tuy mức độ có thể chênh lệch song đa phần đều gây nên hiện tượng răng bị lệch lạc, khấp khểnh hay mọc chen chúc nhau. Trong những trường hợp này, bác sĩ bắt buộc phải tiến hành nhổ răng để tạo khoảng giúp răng có thể di chuyển.
Tuy nhiên, không phải niềng răng bắt buộc phải nhổ răng. Với những trường hợp tình trạng mọc thiếu răng thì bác sĩ có thể cân nhắc để bảo tồn số lượng răng, hoặc lựa chọn những phương pháp thay thế khác mà không cần phải nhổ răng. Bên cạnh đó, nhổ răng khi niềng răng còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng đồng thời giảm thiểu các vấn đề xô lệch trong quá trình chỉnh nha.
3. Khi nào niềng răng không cần phải nhổ răng?
Một số trường hợp không nhất thiết phải nhổ răng mà vẫn có thể chỉnh nha một cách bình thường bao gồm:
– Trẻ em trong độ tuổi đang phát triển, khi thực hiện chỉnh nha sẽ không cần phải nhổ răng do các xương hàm đang phát triển, tuy nhiên có thể phải can thiệp nong rộng xương hàm
– Niềng răng thưa để tạo khoảng trống giúp răng di chuyển một cách dễ dàng, tuy nhiên đối với răng thưa thì không cần phải nhổ để tạo khoảng trống
– Bệnh nhân có vòm hàm rộng, có đủ khoảng cách cho răng có thể di chuyển đến vị trí như mong muốn
4. Niềng răng phải nhổ bao nhiêu răng, nhổ những răng nào?
Việc nhổ bao nhiêu răng còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Thông thường, khi niềng răng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ ở một số vị trí như răng số 4, răng số 8 hoặc răng khôn số 5 bởi một số lí do như:
– Răng số 4: Là răng nằm ở giữa khung hàm, sau khi nhổ sẽ tạo điều kiện để răng cửa bên ngoài và răng hàm bên trong có thể di chuyển về vị trí như mong muốn. Nhổ răng số 4 thường được chỉ định trong trường hợp khách hàng có hàm răng hô, móm hoặc răng mọc khấp khểnh, chen chúc…
– Răng số 5: Tương tự với răng số 4, răng số 5 được chỉ định nhổ đi để tạo khoảng trống giúp cho các răng khác di chuyển về đúng vị trí niềng răng. Bên cạnh đó, răng số 4,5 khi nhổ cũng không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, đồng thời vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và cơ mặt của khách hàng.
– Răng số 8 hay còn gọi răng khôn: Răng khôn là răng mọc sau cùng ở trong cung hàm, có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến răng kế cận. Thông thường, ngay cả khi không niềng răng, bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên nhổ răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm. Bên cạnh đó, khi răng khôn mọc thì sẽ khiến các răng khác bị xê dịch khỏi vị trí mọc ban đầu.
Hi vọng qua bài viết dưới đây, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc niềng răng có phải nhổ răng không. Nhìn chung, việc nhổ răng sẽ không trở nên “đáng sợ” như bạn nghĩ nếu như lựa chọn được nha khoa tin cậy với các bác sĩ có trình độ và tay nghề cao.
Khoa Răng-Hàm-Mặt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện nay đã áp dụng công nghệ nhổ răng khôn siêu âm Piezotome, đây là công nghệ ưu việt nhất với mũi khoan siêu mỏng và mảnh, chỉ tác động lên phần mô cứng và bảo vệ mô mềm không bị tổn thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ không phải trải qua cảm giác đau đớn như những phương pháp khác, đồng thời cũng hạn chế tình trạng sưng đau sau nhổ răng và ít gây chảy máu. Đặc biệt hơn cả, đích thân đội ngũ bác sĩ đầu ngành có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị để đảm bảo hiệu quả nên khách hàng hoàn toàn có thể an tâm.