Giải đáp nha khoa: Có nên lấy cao răng không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Cao răng là một chất lắng cặn của muối vô cơ, bám chắc vào bề mặt răng và dưới mép lợi. Cao răng là tác nhân cơ bản gây ra một số vấn đề đối với sức khỏe răng miệng của mỗi người. Vậy có nên lấy cao răng không, cần lấy cao răng khi nào, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

1. Cao răng là gì?

Những mảng bám, mảnh vụn thức ăn thừa trong khoang miệng nếu không được loại bỏ thường xuyên sẽ bị vôi hóa và trở thành cao răng. Cao răng được chia thành hai loại thường gặp là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Nếu như cao răng thường có màu trắng đục, vàng nhạt thì cao răng huyết thanh lại có màu đỏ thẫm do bị nhiễm máu từ bệnh lý viêm chân răng, viêm nha chu…

Cao răng thường bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Đây chính là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ và gây ra các tình trạng:

– Hơi thở có mùi

– Phá hủy men răng

– Sâu răng

Viêm lợi, viêm nha chu

– Chảy máu chân răng

– Ê buốt răng

– Tụt lợi

– Viêm tủy răng

– Lung lay và mất răng…

Cao răng thường bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

Cao răng thường bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đa phần, cao răng hình thành từ những thói quen vệ sinh răng miệng kém khoa học. Đồng thời, việc sử dụng nhiều thực phẩm có chứa đường, tính axit cao hay sử dụng đồ uống có cồn… cũng khiến cho tốc độ hình thành cao răng trở nên nhanh chóng hơn. Bởi vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người cần vệ sinh răng miệng khoa học để ngăn ngừa mảng bám và cao răng hình thành.

2. Có nên lấy cao răng không?

Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo, cao răng cần được loại bỏ thường xuyên để:

– Ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng: Loại bỏ cao răng giúp phá hủy các ổ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu… Nhờ đó, mọi người có thể sở hữu hàm răng chắc chắn và khỏe mạnh hơn.

– Ngăn ngừa hôi miệng: Vi khuẩn phát triển quá mức sẽ để lại nhiều chất thải trong khoang miệng khiến tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn nên cần phải được loại bỏ kịp thời.

– Cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng: Giảm thiểu số lượng vi sinh vật có hại, tăng cường số lượng vi sinh vật có lợi để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

– Giữ gìn hàm răng sáng bóng: Cao răng có màu trắng đục, nâu nhạt, thậm chí là đỏ thẫm gây mất thẩm mỹ hàm răng. Bởi vậy, cần phải lấy cao răng thường xuyên để hàm răng trở nên trắng sáng hơn.

Có nên lấy cao răng không, câu trả lời là có, để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Có nên lấy cao răng không, câu trả lời là có, để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Thời gian lấy cao răng của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng, mức độ hình thành cao răng và chỉ định của bác sĩ.

– Người có men răng láng bóng, răng miệng khỏe mạnh, cao răng ít thì nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần.

– Người có men răng sần sùi, răng khấp khểnh, cao răng tích tụ thường xuyên thì cần lấy cao răng từ 3-4 tháng/lần.

3. Chăm sóc răng sau khi lấy cao

Sau khi lấy cao răng, nướu và men răng rất nhạy cảm nên cần được chăm sóc với một chế độ đặc biệt. Các bác sĩ Nha khoa Thu Cúc TCI cho biết, để bảo vệ răng miệng ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn và mảng bám, cao răng, mỗi người cần:

– Chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, chải đều khắp các mặt của răng.

– Vệ sinh răng miệng đều đặn từ 2-3 lần vào lúc trước khi đi ngủ, sau khi ăn, sau khi thức dậy mỗi ngày.

– Tránh chải răng quá lâu trên 2 phút bởi điều này có thể làm mòn men răng, dễ gây ố màu răng.

– Để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng để làm sạch khoang miệng.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn và mảng bám, cao răng

Vệ sinh răng miệng thường xuyên để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn và mảng bám, cao răng

Đồng thời, mỗi người cần ý thức xây dựng một chế độ sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng:

– Ăn uống với những thực phẩm lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường chất xơ.

– Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, có tính axit cao.

– Không nên hút thuốc, uống rượu bia hay đồ uống có cồn bởi trong chúng có chứa nhiều chất gây hại cho sức khỏe răng miệng.

– Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như chảy máu, sưng nướu, mưng mủ…

Cao răng cần được loại bỏ thường xuyên hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng, mang lại nụ cười tự tin rạng ngời cho mọi người nhờ hàm răng khỏe mạnh, chắc chắn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital