Giải đáp nguyên nhân gây bệnh sâu răng sau xạ trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Văn Tiến

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Bệnh nhân trong hoăc sau quá trình xạ trị rất dễ gặp phải vấn đề sâu răng. Vậy sâu răng sau xạ trị nguyên nhân do đo? Làm thế nào để giải quyết vấn đề sâu răng ở bệnh nhân trong hoặc sau khi đã tiến hành xạ trị. Cùng tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân xảy ra tình trạng sâu răng sau xạ trị

sâu răng sau xạ trị

Sâu răng là vấn đề thường gặp phải ở các bệnh nhân phải trải qua xạ trị

Theo chuyên gia, sâu răng sau xạ trị thường xuất phát từ tác động của tia xạ lên đồng thời tuyến nước bọt và mô cứng của răng. Với trường hợp này, bệnh nhân cần được can thiệp điều trị để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

Khi tia xạ tác động lên tuyến nước bọt của người trong hoặc sau xạ trị sẽ gây những ảnh hưởng sau:

– Ảnh hưởng đến việc sản xuất nước bọt, chất lượng nước bọt của người bệnh. Theo đó, nước bọt của người bệnh sẽ được sản xuất ít hơn, đặc hơn và xảy ra chảy mủ chỉ sau vài lần điều trị. Tình trạng khô miệng sẽ xuất hiện do chức năng tuyến nước bọt của người bệnh bị suy giảm. Hệ quả khiến cho niêm mạc miệng và bề mặt răng của người bệnh dễ bị dính thức ăn, tăng hình thành mảng bám và các bệnh về răng miệng.

– Làm thay đổi thành phần của nước bọt, khiến nước bọt của người bệnh tăng độ nhớt, giảm khả năng đệm và bị thay đổi nồng độ chất điện giải có trong nước bọt. Bên cạnh đó, bệnh nhân xạ trị cũng sẽ bị thay đổi hệ thống kháng khuẩn có vai trò miễn dịch, độ pH giảm từ 7.0 xuống còn 5.0. Khi độ pH và khả năng đệm của nước bọt bị giảm xuống thấp, các khoáng chất tồn tại trong men răng, ngà răng dễ bị hòa tan. Điều này dẫn đến hệ quả tăng sự phá hủy men răng của bệnh nhân xạ trị.

– Làm gia tăng các vi sinh vật ưa axit và chứa độc lực trong hệ vi khuẩn miệng. Chính sự tăng sinh hại khuẩn, giảm lượng sản xuất nước bọt và thay đổi thành phần nước bọt đã dẫn tới làm gia tăng nguy cơ sâu răng cùng nhiều bệnh lý khác về răng miệng.

Bên cạnh đó, khi tia xạ tác động lên mô cứng của răng sẽ gây ra những ảnh hưởng sau:

– Gây phá hủy phần mô cứng của răng.

– Làm thay đổi tới cấu trúc vi thể của phần mên răng, khiến cho men răng dễ bị phá hủy hơn khi ở trong môi trường axit.

– Gây suy giảm sự trao đổi chất của răng. Sự thiếu hụt trao đổi chất cùng với những tổn thương của nhu mô đã gây ra các triệu chứng cơ năng như bị sâu răng dưới bề mặt răng. Khi chịu sự tác động của tia xạ, tình trạng sâu răng này sẽ được thúc đẩy tiến triển nhanh hơn.

– Tăng độ giòn của men răng, khiến răng dễ gãy, vỡ và xảy ra tình trạng sâu răng.

Như vậy, khi tia xạ tác động lên đồng thời cả tuyến nước bọt và mô cứng của răng, nguy cơ sâu răng và các bệnh lý răng miệng răng miệng ở bệnh nhân xạ trị càng tăng cao. hác càng được thúc

2. Cách xử trí vấn đề sâu răng ở bệnh nhân phải xạ trị

2.1. Điều trị sâu răng cho bệnh nhân đang trong và sau quá trình xạ trị

Bệnh nhân đang xạ trị cần chú ý vệ sinh răng sạch sẽ, cẩn thận

Bệnh nhân đang xạ trị cần chú ý vệ sinh răng sạch sẽ, cẩn thận

Khi gặp vấn đề sâu răng trong hoặc sau xạ trị, bệnh nhân cần được can thiệp điều trị để bảo vệ hàm răng và khả năng ăn nhai của mình. Bệnh nhân cần đi khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, dựa trên tình trạng răng miệng và sức khỏe hiện tại.

Thông thường, trong quá trình đang xạ trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn khắc phục vấn đề sâu răng bằng các cách như sau:

– Chải răng 2-4 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch miệng.

– Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để tăng cường khả năng làm sạch, ngăn chặn sự tích tụ của mảng bám gây sâu răng.

-Thêm vào đó, bệnh nhân đang xạ trị có thể sử dụng các chất thay thế nước bọt để giảm triệu chứng và các tác nhân kích thích sản xuất nước bọt.

– Ngậm kẹo chanh có thể được áp dụng để tăng cường lượng nước bọt toàn bộ và từ đó cải thiện tình trạng miệng khô. Kẹo cao su không đường chứa xylitol có thể kích thích sản xuất nước bọt, cung cấp sự giảm nhẹ, giúp loại bỏ đường và có thể ngăn chặn sự hình thành sâu răng.

Sau xạ trị, bệnh nhân vẫn cần thường xuyên tái khám răng để được bác sĩ nha khoa kiểm tra và hỗ trợ điều trị sâu răng cùng các vấn đề răng miệng gặp phải. Tùy tình trạng bệnh và sức khỏe, bác sĩ nha khoa sẽ cân nhắc phác đồ điều trị theo các phương pháp sau:

– Lấy vôi răng, bào láng gốc răng kèm theo sử dụng kháng sinh phòng ngừa thích hợp sẽ giúp loại bỏ mảng bám nếu bệnh nhân không thể duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách.

– Sử dụng liệu pháp nội nha thay vì nhổ bỏ răng sâu. Phương pháp này rất được khuyến khích vì nhổ răng sau xạ trị thường khiến bệnh nhân gặp phải các vấn đề như: đau kéo dài, chậm lành thường, có thể còn bị hoại tử xương.

– Trường hợp bệnh nhân sau xạ trị bị sâu răng dẫn đến những biến chứng như áp xe quanh chóp hay viêm tủy thì bắt buộc phải dùng kháng sinh toàn thân để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trong.

Thực tế, việc điều trị sâu răng sau xạ trị là vô cùng khó khăn. Do đó muốn đạt được hiệu quả, bệnh nhân cần chăm tái khám nha khoa theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ tốt phác đồ điều trị của bác sĩ và luôn chú ý chăm sóc răng miệng thật tốt.

2.2 Bệnh nhân trước xạ trị nên nâng cao các biện pháp dự phòng sâu răng

Khám nha khoa định kỳ là một trong những cách bảo vệ răng tốt nhất

Khám nha khoa định kỳ là một trong những cách bảo vệ răng tốt nhất

Nhằm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh sâu răng xảy ra sau quá trình xạ trị, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp dự phòng sâu răng trước xạ trị. Theo đó, bệnh nhân có thể chủ động đi khám răng và áp dụng các biện pháp dự phòng sâu răng trước khi bước vào quá trị xạ trị như sau:

– Vệ sinh răng miệng cẩn thận bằng cách đánh răng khoa học và sử dụng thêm những sản phẩm chăm sóc răng miệng: dùng nước súc miệng chuyên dụng, sử dụng chỉ nha khoa…

– Ưu tiên dùng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa fluoride hay các chế phẩm nước bọt nhân tạo để tăng cường sức khỏe cho răng, ngừa sâu răng.

– Hạn chế tối đa việc ăn uống các loại thực phẩm gây nhiễm khuẩn.

– Điều trị ngay sâu răng hay các bệnh lý nha chu nếu có.

– Khám và điều trị nếu có dấu hiệu nhiễm trùng quanh răng hay viêm nha chu nặng nhằm giảm nguy cơ hoại tử xương trong quá trình xạ trị.

Trên đây là giải đáp nguyên nhân gây bệnh sâu răng sau xạ trị. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để hiểu hơn về bệnh lý sâu răng xảy ra do xạ trị. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn về các dịch vụ khám và điều trị răng, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital