Giải đáp: Lấy cao răng có ăn được luôn không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Lấy cao răng định kỳ là một trong những lưu ý chăm sóc răng miệng quan trọng nhất. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều bệnh nhân chưa thực sự hiểu rõ các vấn đề xung quanh việc lấy cao răng, điển hình như việc ăn uống sau lấy cao. Vậy, lấy cao răng có ăn được luôn không? Cùng đọc lý giải của chuyên gia nha khoa Thu Cúc TCI trong bài viết sau bạn nhé!

1. Cao răng – Những điều bạn cần biết

Có thể bạn đã biết: Cao răng là nguyên nhân sinh nhiều bệnh lý răng miệng phổ biến và nguy hiểm như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,.., vậy bạn đã biết về bản chất cao răng là gì hay chưa?

Bản chất của cao răng là một tổ hợp cặn lắng cứng các muối vô cơ (canxi carbonat và phosphate), cặn lắng mềm (mảnh vụn thức ăn, các khoáng chất trong khoang miệng), vi khuẩn, tế bào chết biểu mô và cặn lắng sắt huyết thanh.

Cao răng hình thành qua hai giai đoạn:

– Giai đoạn 1 (hình thành mảng bám): Thức ăn thừa tích tụ trong khoang miệng, dưới hoạt động của vi khuẩn, lâu ngày, sẽ chuyển thành mảng bám. Mảng bán mềm và có thể dễ dàng loại bỏ bằng bàn chải – kem đánh răng, chỉ nha khoa, tăm nước.

– Giai đoạn 2 (hình thành cao răng): Mảng bám bị vôi hóa bởi các muối vô cơ, qua thời gian sẽ trở nên cứng và rắn. Lúc này, mảng bám được gọi là cao răng.

Có hai loại cao răng:

– Thứ nhất là cao răng thường: Là loại cao răng phía trên

– Thứ hai là cao răng huyết thanh: Cao răng lâu ngày không được lấy sẽ gây viêm lợi. Lợi viêm thường đi kèm tình trạng chảy máu. Máu này có thể ngấm vào cao răng, khiến cao răng chuyển sang màu nâu đỏ. Cao răng nâu đỏ chính là cao răng huyết thanh.

Về tác hại của cao răng; sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Thực tế, 3 bệnh lý này có thể diễn tiến đến viêm xương ổ răng, tiêu xương hàm, rụng răng,… Điều đó đồng nghĩa với việc, cao răng chính là nguyên nhân sâu xa của những biến chứng đáng sợ này. Chưa hết, cao răng còn một tác hại nữa, ít nguy hiểm hơn nhưng không hề ít khó chịu hơn, là gây mất thẩm mỹ răng miệng.

Rụng răng do không lấy cao răng

Cao răng không lấy có thể gây viêm nha chu, từ đó gây rụng răng hàng loạt

Vì những tác hại này mà chúng ra được chuyên gia nha khoa khuyến cáo nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần. Tùy từng cá nhân, tần suất này có thể thay đổi, nhưng hầu hết sẽ là như thế.

2. Lấy cao răng có ăn được luôn không?

Khác với tưởng tượng của nhiều người, cao răng không được lấy bằng cách trực tiếp cạo chúng khỏi bề mặt răng. Cao răng được loại bỏ bằng một dao siêu âm. Sóng siêu âm giải phóng từ dao này sẽ tác động lên cao răng, khiến chứng tách rời bề mặt răng mà không cần sử dụng sức mạnh vật lý một cách thô bạo.

Với cách thực hiện ấy thì lấy cao răng chỉ là một hạng mục chăm sóc răng miệng bình thường. Đương nhiên là chúng ta có thể ăn được luôn sau khi lấy cao. Tuy nhiên, có một số lưu ý về vấn đề này.

– Thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay: Mặc dù không bị tác động vật lý trực tiếp, sau khi cao được loại bỏ thì men răng cũng bị ảnh hưởng đôi chút, cần thời gian để phục hồi. Thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá cay đều là độc dược đối với răng đang trong trạng thái này. Chúng có thể làm răng ê buốt và lợi tụt.

– Thực phẩm nhiều đường, tinh bột, chất béo: Hạn chế chúng cũng là hạn chế thương tổn men răng sau khi lấy cao răng

– Thực phẩm có tính acid: Như trái cây cáo múi, giấm,… sẽ khiến men răng yếu đi trong khi men răng đang nhạy cảm.

– Nước uống có gas và nước uống có cồn.

Lấy cao răng có ăn được luôn không? Có, ngoại trừ thức ăn quá lạnh, quá nóng hoặc quá cay

Không ăn đồ cay khi mới lấy cao răng xong

3. Những lưu ý khác sau khi lấy cao răng

Ngoài vấn đề ăn uống, sau khi lấy cao răng, bệnh nhân cũng cần lưu ý một vài điểm sau:

– Không hút thuốc lá: Sau khi lấy cao răng là thời điểm răng dễ xỉn màu/ố vàng nhất. Để duy trì diện mạo của răng, bệnh nhân cần hạn chế tối đa hoặc tốt nhất là ngừng hút thuốc lá (nếu có).

– Không tẩy răng: Trong trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh, răng cũng có thể bị ê buốt sau tẩy trắng. Răng và lợi vừa được vệ sinh cao, chưa ổn định “sức khỏe” chính vì vậy mà càng dễ bị ê buốt.

– Không để son dính vào răng: Son chứa chất tạo màu. Son dính vào răng trong 7 ngày sau lấy cao răng có thể khiến răng chuyển màu không mong muốn.

Bên cạnh 3 lưu ý trên, bệnh nhân cũng cần tuân thủ cách thức vệ sinh răng miệng chuẩn chỉ sau để hạn chế sự trở lại của cao răng, đảm bảo sức khỏe răng miệng:

– Bước 1: Sử dụng bàn chải và kem đánh răng để vệ sinh răng miệng. Phải đánh theo chuyển động tròn hoặc dọc, không được đánh theo chuyển động ngang. Vị trí đặt bàn chải đối với răng cửa là nghiêng 45 độ so với viền nướu, vị trí đặt bàn chải đối với răng hàm là song song với bề mặt răng. Đánh từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong khoảng 2 – 3 phút. Việc đánh răng phải thực hiện một ngày 2 – 3 lần, sau khi ăn 30 phút. Lưu ý: Cần chọn bàn chải mềm và kem đánh răng kháng khuẩn.

Vệ sinh các vùng bàn chải không thể làm sạch bằng chỉ nha khoa

Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh các vùng bàn chải không thể làm sạch

– Bước 2: Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước hoặc cả 2 để vệ sinh các vùng bàn chải không thể làm sạch.

– Bước 3: Dùng dung dịch kháng khuẩn hoặc nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng.

– Bước 4: Vệ sinh răng miệng chuyên sâu định kỳ với chuyên gia nha khoa.

Lấy cao răng có ăn được luôn không? Lấy cao răng có ăn được luôn, chỉ cần bạn đừng ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá cay, thực phẩm giàu đường, giàu tinh bột, giàu chất béo, thực phẩm có tính acid và thức uống có gas, rượu bia. Cùng với việc thực hiện các lưu ý khác cũng đã được chia sẻ trong bài viết, chắc chắn bạn sẽ có cho mình một hàm răng khỏe mạnh sau khi lấy cao. Nếu còn vấn đề chưa rõ, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital