Hôi miệng là một vấn đề răng miệng phổ biến, có tác động rất tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta. Nguyên nhân phát sinh tình trạng hôi miệng rất đa dạng. Với mỗi nguyên nhân, chúng ta lại có một phương pháp điều trị riêng. Theo quan niệm dân gian, hôi miệng ăn dưa leo sẽ hết. Vậy, thực hư hiệu quả của phương pháp chữa hôi miệng này là gì, đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết câu trả lời, bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng hôi miệng phát sinh do những nguyên nhân gì?
Như đã đề cập phía trên, hôi miệng là một vấn đề răng miệng có nhiều nguyên nhân phát sinh; trong đó, có cả nguyên nhân đến từ sức khỏe răng miệng và nguyên nhân đến từ sức khỏe tổng thể. Theo đó, dưới đây là một số nguyên nhân gây hôi miệng chính chúng ta có:
– Tiêu thụ một số thực phẩm đặc thù, như tỏi, hành,…
– Vi khuẩn: Vi khuẩn tích tụ trong miệng, tại mảng bám trên bề mặt răng, lưỡi,…, có thể sản xuất các hợp chất có mùi khó chịu, các hợp chất này gây hôi miệng. Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng tích tụ vi khuẩn.
– Khô miệng: Nước bọt có nhiều chức năng hơn bạn tưởng. Một trong những chức năng quan trọng của nước bọt mà không phải ai trong chúng ta cũng biết là hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Chính vì vậy, khi bạn bị giảm tiết nước bọt và bị khô miệng, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ, gây hôi miệng.
– Viêm lợi: Vi khuẩn gây viêm lợi cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng.
– Các vấn đề về hô hấp, như viêm Amidan, viêm VA,…
– Các vấn đề tổng thể của cơ thể, như bệnh tiểu đường, các bệnh lý tiêu hóa,…
– Sử dụng thuốc: Một số thuốc có tác dụng phụ là gây khô miệng. Một số thuốc khi phân hủy lại tạo ra các hợp chất có mùi khó chịu. Sử dụng những thuốc này có thể gây hôi miệng.
– Hút thuốc lá và uống dung dịch có cồn như rượu, bia,…
2. Hôi miệng có hại như thế nào?
Bị hôi miệng, không chỉ sức khỏe thể chất mà cả sức khỏe tinh thần của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể, chúng ta có thể kể đến một số tác hại của hôi miệng như:
– Ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và công tác của người bệnh: Hiệu quả học tập và công tác của người bệnh có thể bị ảnh hưởng, do tình trạng hôi miệng có thể làm người bệnh xao nhãng, mất tập trung.
– Ảnh hưởng đến sự tự tin, khả năng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội của người bệnh: Với tình trạng hôi miệng, người bệnh tự tin, ngại giao tiếp, không sẵn sàng cho việc xây dựng các mối quan hệ xã hội.
– Tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng: Hôi miệng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý răng miệng, như viêm lợi, viêm nha chu,… Đây là những bệnh lý, nếu không được điều trị kịp thời, có thể tiến triển đến nhiều tổn thương răng miệng nghiêm trọng, như viêm xương ổ răng, mất răng, tiêu xương hàm,…
– Tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể: Ngoài sức khỏe răng miệng thì hôi miệng còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý tổng thể, như tiểu đường, các bệnh lý tiêu hóa,… Những bệnh lý này nếu không được điều trị, thậm chí có thể khiến người bệnh tử vong.
3. Điều trị tình trạng hôi miệng như thế nào?
3.1. Giải đáp chi tiết: Hôi miệng ăn dưa leo có hết không?
Hôi miệng ăn dưa leo có hết không? Theo quan niệm dân gian, ăn dưa leo là một phương pháp chữa hôi miệng hiệu quả. Thực tế, phương pháp này có thể cải thiện tình trạng hôi miệng; nhưng chỉ khi tình trạng hôi miệng phát sinh do chứng giảm tiết nước bọt, khô miệng. Sở dĩ trong trường hợp này, ăn dưa leo có tác dụng là vì dưa leo là thực phẩm nhiều nước. Nó có thể kiểm soát tạm thời chứng giảm tiết nước bọt, khô miệng.
Tuy nhiên, hôi miệng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác. Điều đó đồng nghĩa với việc, không phải ai ăn dưa leo cũng hết hôi miệng.
3.2. Phương pháp điều trị tình trạng hôi miệng tốt nhất
Nếu bị hôi miệng, bạn cần đến phòng nha. Tại đó, chuyên gia sẽ thăm khám và xác định nguyên nhân cũng như chỉ định phương pháp điều trị hôi miệng phù hợp với bạn. Theo đó, phương pháp điều trị hôi miệng ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc nguyên nhân phát sinh tình trạng này:
– Nếu hôi miệng do thực phẩm: Tình trạng hôi miệng sẽ biến mất sau vài giờ. Để tình trạng này không tái phát, bạn chỉ cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có mùi khó chịu như hành, tỏi,… là được.
– Hôi miệng do vi khuẩn, viêm lợi: Vệ sinh răng miệng cẩn thận là chìa khóa để cải thiện thành công vấn đề này. Theo đó, bạn nên đánh răng bằng bàn chải và kem đánh răng, từ 2 đến 3 lần một ngày, mỗi lần đánh răng trong từ 2 đến 3 phút. Sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc tăm nước và nước súc miệng để làm sạch những vùng không thể làm sạch bằng bàn chải và kem đánh răng. Ngoài vệ sinh răng, bạn đừng quên vệ sinh lưỡi – khu vực tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Bên cạnh vệ sinh răng, lưỡi tại nhà; định kỳ, bạn hãy thăm khám với chuyên gia để được vệ sinh chuyên sâu.
– Hôi miệng do khô miệng: Ngoài ăn dưa leo, bạn nên uống đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày, để đảm bảo độ ẩm cho niêm mạc miệng.
– Hôi miệng do các vấn đề hô hấp và các vấn đề tổng thể: Điều trị triệt để hoặc kiểm soát chặt chẽ các vấn đề hô hấp và các vấn đề tổng thể gây hôi miệng.
– Hôi miệng do hút thuốc lá và uống dung dịch có cồn: Dừng sử dụng các chất kích thích đó.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi hôi miệng ăn dưa leo có hết không. Hôi miệng có thể phát sinh do chứng giảm tiết nước bọt, khô miệng. Dưa chuột chứa nhiều nước. Ăn dưa chuột có thể cải thiện tình trạng hôi miệng, nếu tình trạng đó phát sinh do chứng giảm tiết nước bọt, khô miệng.
Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn sẽ bảo vệ được sức khỏe răng miệng của bản thân. Nếu còn băn khoăn về vấn đề hôi miệng này, liên hệ Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc một cách nhanh chóng, bạn nhé!