Giải đáp cho mẹ bỉm sữa: Sinh mổ bao lâu thì hết đau?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

“Sinh mổ bao lâu thì hết đau” là câu hỏi của nhiều mẹ bầu khi được bác sĩ chỉ định sinh mổ. Bởi so với sinh thường qua ngả âm đạo, phụ nữ sinh mổ cần nhiều thời gian hơn để cơ thể hồi phục. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Sinh mổ bao lâu thì hết đau?

1.1. Sinh mổ bao lâu thì hết đau?

“Sinh mổ bao lâu thì hết đau” là câu hỏi của nhiều mẹ bầu khi được bác sĩ chỉ định sinh mổ.

Sinh mổ bao lâu thì hết đau” là câu hỏi của nhiều mẹ bầu khi được bác sĩ chỉ định sinh mổ.

Tùy từng mẹ mà cơn đau chỉ kéo dài khoảng 8 tuần, nhưng cũng đã có những trường hợp mà đau vết mổ kéo dài đến vài tháng. Lý do là bởi thời gian để hết đau cũng như phục hồi cơ thể sản phụ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

  • Mức độ đau: Mức độ đau vết mổ và tình trạng sức khỏe ở mỗi sản phụ là không giống nhau, do đó thời gian nghỉ ngơi cũng như thời gian hồi phục sẽ khác nhau.
  • Lần mổ thứ mấy: Càng những lần mổ sau, thời gian hết đau và phục hồi cơ thể càng lâu do phải chịu ảnh hưởng từ cả những lần mổ trước.
  • Sức chịu đựng: Liên quan đến sức chịu đau, cùng một sự kiện nhưng có những mẹ chịu đau tốt thì sẽ nhanh hết đau. Ngược lại, những mẹ nào chịu đau yếu thì sẽ thấy cơn đau rất dai dẳng.
  • Chế độ chăm sóc vết thương: Đây là yếu tố quyết định rất lớn đến thời gian hồi phục vết mổ. Nếu vết mổ được vệ sinh đúng cách sẽ không chỉ hạn chế viêm nhiễm, mưng mủ mà còn giúp vết thương mau khô, mau lành, hạn chế sẹo.

Như vậy, để giải đáp cho thắc mắc “sinh mổ bao lâu thì lành vết thương” là không có thời điểm cụ thể nào cho tất cả các sản phụ. Bởi thời gian phục hồi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong thực tế, sau khi phẫu thuật một tuần, có những mẹ cảm thấy vết mổ ngày càng đau trầm trọng. Nhưng cũng có những trường hợp chỉ sau vài ngày là hoàn toàn khỏe mạnh.

1.2. Sau sinh mẹ nên nghỉ ngơi bao lâu?

Sinh mổ bao lâu thì lành là thắc mắc chung của không ít phụ nữ khi phải sinh con bằng phương pháp này. Thông thường, các thai phụ sau sinh mổ sẽ được lưu viện 72 giờ để được các bác sĩ theo dõi và khoảng 6 tuần nghỉ ngơi tại nhà. Theo các bác sĩ, đây là khoảng thời gian vừa đủ để cơ thể người mẹ có thể hồi phục hoàn toàn sau khi trải qua cuộc đại phẫu.

6 tuần là khoảng thời gian vừa đủ để cơ thể người mẹ có thể hồi phục hoàn toàn sau khi trải qua cuộc đại phẫu.

6 tuần là khoảng thời gian vừa đủ để cơ thể người mẹ có thể hồi phục hoàn toàn sau khi trải qua cuộc đại phẫu.

1.3. Lưu ý những biểu hiện nghiêm trọng

Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau, mẹ bầu nhất định phải tới cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Vết mổ sưng đỏ, nóng, đau nhức, hoặc rỉ dịch
  • Bắt đầu bị sốt cao hơn 38°C
  • Xuất huyết âm đạo hoặc dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu

2. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc vết mổ sau sinh

2.1. Chăm sóc vết mổ sau sinh khi lưu viện

Đối với chăm sóc vết mổ sau sinh tại viện, mẹ sẽ được các điều dưỡng thực hiện sát trùng vết mổ hằng ngày bằng thuốc sát trùng chuyên dụng. Với thao tác nhẹ nhàng, chuyên nghiệp, việc sát trùng sẽ diễn ra nhanh chóng, an toàn, giúp vết mổ nhanh khô và hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Trong trường hợp mẹ thấy vết mổ đau nhức thì phải thông báo ngay cho bác sĩ để kịp thời thăm khám và có hướng xử lý.

Nhiều sản phụ sau sinh mổ không chịu được cơn đau đã lựa chọn dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, có nhiều cách khác cũng giúp sản phụ giảm đau mà không cần đến thuốc.

Các chuyên gia cho rằng, sản phụ chỉ nên nằm nghỉ tối đa 24 giờ sau sinh và phải đứng lên đi lại một cách thong thả. Việc làm này không những làm giảm áp lực trong ổ bụng, giúp giảm đau mà còn giúp tăng lưu thông máu, giảm nguy cơ táo bón, ngăn ngừa viêm phổi và hạn chế sự hình thành các cục máu đông.

Sản phụ chỉ nên nằm nghỉ tối đa 24 giờ sau sinh và phải đứng lên đi lại một cách thong thả.

Sản phụ chỉ nên nằm nghỉ tối đa 24 giờ sau sinh và phải đứng lên đi lại một cách thong thả.

2.2. Chăm sóc vết mổ sau sinh khi xuất viện

Đối với việc chăm sóc tại nhà, các chị em cần đặc biệt cẩn thận với việc thay băng và sát trùng vết mổ hằng ngày. Đảm bảo làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, rửa sạch tay và giữ vệ sinh mọi dụng cụ. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng cũng gây ảnh hưởng tới quá trình hồi phục vết mổ. Mẹ nhớ nằm nghiêng để tránh bị đau khi co tử cung và hạn chế làm việc nặng như bê vác, dọn dẹp gây bục, rách vết mổ.

2.3. Khi cắt chỉ vết mổ

Khi vết mổ được cắt chỉ thì phải đặc biệt tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không được dùng tay gãi khi vết mổ ngứa, phải dùng khăn bông mềm, thấm dung dịch oxy già pha loãng, lau nhẹ nhàng vết mổ sẽ giúp giảm ngứa và giảm đau. Nếu vết mổ có dấu hiệu căng tức, tiết dịch, sưng đỏ, có mùi hôi hoặc mọc lông thì chứng tỏ mẹ đã vệ sinh và chăm sóc sai cách, cần tới ngay cơ sở y tế để được điều trị.

3. Sau sinh mổ bao nhiêu lâu thì quan hệ được?

Đối với tất cả các sản phụ, bác sĩ luôn yêu cầu tái khám theo đúng lịch hẹn trước khi xuất viện, vào khoảng 3 – 4 tuần sau sinh. Tại buổi khám này, bác sĩ sẽ thực hiện đo huyết áp, cân nặng, kiểm tra âm đạo, cổ tử cung và vết mổ. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định làm siêu âm tử cung để đánh giá mức độ phục hồi của bộ phận này, cũng như các bộ phận sinh sản. Từ đó, bác sĩ sẽ nắm được tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra những lời khuyên phù hợp về thời điểm quan hệ tình dục, cũng như các biện pháp tránh thai an toàn.

Như đã nêu trên, sản phụ sau khi mổ đẻ thì cần nghỉ ngơi tối thiểu 6 tuần để cơ thể có thể phục hồi hoàn toàn. Như vậy, mẹ bỉm sữa có thể quan hệ tình dục sau 6 tuần kể từ khi mổ đẻ để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới vết mổ.

Mẹ bỉm sữa có thể quan hệ tình dục sau 6 tuần kể từ khi mổ đẻ để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới vết mổ.

Mẹ bỉm sữa có thể quan hệ tình dục sau 6 tuần kể từ khi mổ đẻ để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới vết mổ.

Nếu mẹ bỉm sữa còn băn khoăn về thời điểm đặt vòng tránh thai hoặc cấy que tránh thai sau sinh mổ, mẹ hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn thích hợp dựa trên mức độ hồi phục và tình trạng sức khỏe của mẹ.

4. Sau sinh mổ mẹ nên ăn gì?

Không chỉ có chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng góp phần đẩy nhanh quá trình bình phục của cơ thể mẹ. Thiết lập và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, đủ chất để bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng góp phần đẩy nhanh quá trình bình phục của cơ thể mẹ.

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng góp phần đẩy nhanh quá trình bình phục của cơ thể mẹ.

  • Ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng: Bưởi, cam, dâu tây, đu đủ…
  • Bổ sung những thực phẩm có hàm lượng protein dồi dào để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng: thịt nạc, cá, thịt gà, trứng các loại, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt và đậu.
  • Sắt có trong các loại thịt đỏ như thịt bò, cá hồi, gan, hoa quả khô, ngũ cốc… cũng là thực phẩm không thể thiếu.
  • Đừng quên rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang… và các loại sữa chua để tốt cho tiêu hóa.
  • Cuối cùng, uống đủ nước – khoảng 2 lít/ngày (cả nước lọc, canh rau, nước ép hoa quả…), không chỉ giúp đẩy lùi tình trạng mất nước, ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, việc uống đủ nước cũng giúp mẹ tăng lượng sữa cho bé bú, giảm tắc tia.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề sinh mổ bao lâu thì hết đau, cũng như cách chăm sóc vết mổ sau sinh. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ bỉm sữa sẽ có thêm kinh nghiệm, kiến thức để giúp bản thân mau phục hồi!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital