Giải đáp cho mẹ: Bị tắc tia sữa thì nên làm gì, ăn gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản
Với các bà mẹ sau sinh, bị tắc tia sữa tuy là tình trạng khá phổ biến nhưng được xem là cơn ác mộng của chị em. Hiện tượng này là do sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực gây tình trạng đau nhức và ảnh hưởng đến việc cho con bú.
Tắc tia sữa nếu không khắc phục kịp thời còn có thể dẫn đến viêm tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú. Vì thế, nếu nhận thấy có bất cứ dấu hiệu nào của việc tắc tia sữa, mẹ nên có chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi nhiều và áp dụng một số biện pháp như xoa bóp, chườm nóng để khắc phục tình trạng tắc tia sữa hữu hiệu.
bị tắc tia sữa

Bị tắc tia sữa không phải là tạm dừng việc cho con bú mà hãy duy trì cho em bé bú đúng cách.

1. Các phương pháp chữa trị tắc tia sữa tại nhà

Khi bị tắc tia sữa, việc đầu tiên không phải là tạm dừng việc cho con bú mà hãy duy trì cho em bé bú. Tuy nhiên, bạn cần phải có phương pháp đúng cách:
  • Tiếp tục cho bé bú ở bên ngực bị đau trước: Nếu bầu vú bị đau nhẹ, mẹ có thể để con bú ở ngực bị tắc tia trước. Bởi vì lúc này bé sẽ bú bằng lực mạnh và nhờ đó giúp khai thông các tia sữa bị tắc.
  • Xoa bóp bầu ngực: Với các vùng ngực bị đau hãy xoa bóp thường xuyên và đều đặn. Hãy bắt đầu bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng từ bầu vú hướng dần vào trong núm vú. Mẹ nên làm liên tục từ 10-20 lần và tăng cường nặn sữa ra.
  • Chườm nóng: Hãy dùng khăn xô để đắp lên vùng ngực bị đau tức giúp sữa chảy đều đặn hơn.
  • Có thể dùng máy hút sữa: Trong trường hợp mẹ mới bị tắc tia sữa hoặc tắc ngay gần đầu vú có thể sử dụng máy hút sữa.
  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Giữ tinh thần tỉnh táo và sức khỏe ổn định sẽ giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa trong thời gian ngắn hơn.
Nếu đã áp dụng các phương pháp chữa trị tại nhà không hiệu quả, trong trường hợp tình trạng tia sữa bị tắc nặng gây đau nhức thường xuyên, hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị.
bị tắc tia sữa

Bổ sung lượng nước đầy đủ vào cơ thể là biện pháp cần thiết nhất cho mẹ bầu ngay khi có dấu hiệu tắc tia sữa.

2. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tắc tia sữa

Thực tế, chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của các nang và ống dẫn sữa, cũng tác động đến việc tăng hoặc giảm lượng sữa tiết ra. Vì thế, mẹ cần lưu ý để các thực phẩm nạp vào người.

2.1. Bị tắc tia sữa nên ăn uống gì?

  • Nước: Bổ sung lượng nước đầy đủ vào cơ thể là biện pháp cần thiết nhất cho mẹ bầu khi tắc tia sữa. Mẹ nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc mà nên chia nhỏ và uống từng ngụm. Đặc biệt, khi tắc tia sữa, cơ thể mẹ sốt cao thì việc bù nước là vô cùng cần thiết.
  • Hoa quả: Các loại hoa quả có thể dùng hàng ngày như cam, quýt, bưởi, nho,… mẹ nên ăn nhiều loại hoa quả khi có vấn đề về tắc tia sữa. Mẹ có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước. Những loại hoa quả này sẽ giúp làm đẹp da, hỗ trợ hệ tiêu hóa và bù lượng nước, lượng đường cần thiết cho cơ thể.
  • Rau xanh: Các loại rau xanh, củ quả vô cùng cần thiết cho chế độ ăn hàng ngày của của mẹ để bổ sung chất xơ và các khoáng chất cần thiết. Với những mẹ tắc tia sữa nặng có thể phải dùng đến thuốc kháng sinh dễ bị nóng trong người hoặc táo bón, thì việc bổ sung rau xanh là vô cùng cần thiết.
  • Các món từ lá đinh lăng: Theo kinh nghiệm dân gian đinh lăng được coi như một trong những loại lá có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh tắc tia sữa. Các mẹ có thể chế biến các món ăn bổ dưỡng như thịt nạc, sườn non cùng với lá đinh lăng thành món ăn hàng ngày.
  • Cháo bí đỏ: Bí đỏ là thành phần khá tốt cho các mẹ cho con bú. Trong bí đỏ có các loại khoáng chất như vitamin, canxi, chất xơ,… ngoài ra bí đỏ còn hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm sưng và việc tắc sữa. Cháo bí đỏ sẽ là món ăn tuyệt vời dành cho mẹ, đặc biệt nếu mẹ có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn.
bị tắc tia sữa

Mẹ bầu nên hạn chế đồ cay nóng trong thời gian cho con bú.

2.2. Tia sữa bị tắc không nên ăn gì?

  • Măng khô, măng tươi, măng chua: Trong măng có chứa rất nhiều cyanide có thể gây ngộ độc cao đối với các bà mẹ cho con bú. Nếu thường xuyên sử dụng các món chế biến từ măng có thể gây ra nguy cơ thiếu máu và đầy bụng. Vì thế, phụ nữ có thai và cho con bú được khuyến cáo không nên ăn măng.
  • Đường mạch nha: Các bà mẹ có con nhỏ nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, trong đó có đường mạch nha. Sử dụng sản phẩm này sẽ làm giảm lượng sữa tiết ra hoặc ảnh thưởng đến việc mất sữa sau này của mẹ.
  • Các đồ cay, nóng, tỏi ớt, các chất kích thích: Đây là các loại thực phẩm đầu bảng trong thành phần tuyệt nhiên không nên dùng trong suốt quá trình mang thai và nuôi con nhỏ của các bà mẹ. Hầu hết các loại đồ ăn này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các hormone trong cơ thể, từ đó tác động đến nguồn sữa của mẹ. Đặc biệt với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… mẹ tuyệt nhiên nên tránh xa vì có thể những chất nguy hiểm này sẽ thâm nhập vào đường sữa và đi vào cơ thể bé. Các bà mẹ đang tắc tia sữa nên lưu ý tránh các sản phẩm trên, cụ thể đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,…
Tắc tia sữa không phải tình trạng hiếm gặp của các bà mẹ và có thể cải thiện bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên nếu mẹ gặp phải tình trạng xuất hiện mủ, căng tức kèm sốt thì nên đến cơ sở y tế uy tín để điều trị trước khi gặp biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital