Giải đáp chi tiết: Có nên tự lấy cao răng tại nhà?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Cao răng là căn nguyên của nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, lấy cao răng và việc tất cả chúng ta nên làm. Có nên tự lấy cao răng tại nhà hay cao răng bắt buộc phải lấy tại phòng nha? Nếu đây là thắc mắc của bạn, đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI về vấn đề này, bạn nhé!

1. 4 Điều bạn nhất định phải biết về cao răng

1.1. Thành phần chủ yếu của cao răng là mảnh vụn thức ăn

Thành phần chủ yếu của cao răng là mảnh vụn thức ăn. Tuy nhiên, ngoài mảnh vụn thức ăn, cao răng còn được cấu tạo bởi nhiều thành phần khác, đó là: Cặn lắng cứng của các muối vô cơ (canxi carbonat và phosphate là chính), cặn lắng mềm (bên cạnh mảnh vụn thức ăn, cặn lắng mềm còn có các khoáng chất trong khoang miệng), vi khuẩn, tế bào chết biểu mô và cặn lắng sắt trong huyết thanh.

Cao răng là căn nguyên của nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,...

Thành phần chủ yếu của cao răng là mảnh vụn thức ăn.

1.2. Mảng bám là hình thái sớm của cao răng

Quá trình hình thành cao răng bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1, hình thành mảng bám và giai đoạn 2, hình thành cao răng:

– Giai đoạn 1, hình thành mảng bám: Sau khi ăn khoảng 15 phút, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện một màng mỏng, chứa vi khuẩn. Nếu màng này không được vệ sinh, theo thời gian, vi khuẩn chứa trong nó sẽ sinh sôi, làm nó dày lên. Khi dày đủ, màng này được gọi là mảng bám. Mảng bám có đặc điểm là mềm và dễ dàng được vệ sinh bằng bàn chải, chỉ nha khoa,…

– Giai đoạn 2, hình thành cao răng: Mặc dù mềm, nếu không được vệ sinh, theo thời gian, mảng bám sẽ bị vôi hóa bởi các muối vô cơ có trong nước bọt và trở nên cứng, rắn. Lúc này, chúng ta gọi mảng bám là cao răng, thay vì là mảng bám như ban đầu.

1.3. Có hai loại cao răng

Cao răng có cao răng thường và cao răng huyết thanh, trong đó:

– Cao răng thường là cao răng được định nghĩa phía trên.

– Cao răng huyết: Cao răng là nguyên nhân chính gây viêm lợi. Lợi viêm thường đi kèm tình trạng chảy máu nướu – chân răng. Máu này có thể thấm vào cao răng, khiến cao răng chuyển từ vàng sang nâu đỏ. Lúc này, chúng ta có cao răng huyết thanh.

1.4. Cao răng có thể là căn nguyên sâu xa của tình trạng mất răng

Cao răng làm giảm tính thẩm mỹ của răng nói riêng và của tổng thể khuôn mặt nói chung, là tác hại đã quá rõ ràng của cao răng có thể ai trong chúng ta cũng đã biết. Hay như đã chia sẻ phía trên, cao răng là căn nguyên của nhiều bệnh lý răng miệng đơn giản như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Tuy nhiên, bạn đã biết hay chưa, cao răng cũng là căn nguyên của nhiều bệnh lý răng miệng phức tạp, như viêm xương ổ răng, tiêu xương hàm, rụng răng,…

Có nên tự lấy cao răng tại nhà?

Cao răng có thể gây mất răng.

Để hạn chế những tác hại này của cao răng, không có cách nào khác là chúng ta phải lấy cao răng định kỳ. Tần suất lấy cao răng của mỗi cá nhân có thể khác nhau. Tuy nhiên, tần suất này là 6 tháng một lần ở hầu hết mọi người.

2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Có nên tự lấy cao răng tại nhà?

Có nên tự lấy cao răng tại nhà hay cao răng bắt buộc phải lấy tại phòng nha? Theo chuyên gia, cao răng không nên tự lấy ở nhà. Cao răng cứng, rắn, bám chặt bề mặt răng. Để lấy cao răng tại nhà, bạn phải tác động một lực từ tương đối lớn đến lớn lên nó. Việc này có thể làm tổn thương nướu và răng, rất nguy hiểm. Để lấy cao răng hiệu quả, bạn nên đến phòng nha.

Tại đó, cao răng sẽ được lấy theo quy trình 5 bước như sau:

– Bước 1, thăm khám ban đầu: Cao răng có ba mức độ: Mức 1 – không có quá nhiều cao răng, mức 2 – cao răng bao phủ toàn bộ biên giới giữa răng và lợi, mức 3 – cao răng đã gây viêm lợi. Theo đó, thăm khám ban đầu là bước được nha sĩ tiến hành để xác định mức độ cao răng của bạn. Một khi bạn đến phòng nha lấy cao răng, bạn chắc chắn phải trải qua bước này.

– Bước 2, vệ sinh khoang miệng: Việc vệ sinh khoang miệng được tiến hành nhằm vô khuẩn hóa môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để lấy cao răng hiệu quả.

– Bước 3, lấy cao răng: Cao răng được nha sĩ lấy từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới bằng dao siêu âm. Sóng siêu âm được giải phóng từ dao này làm cao răng tự động tách rời bề mặt răng. Không tác động vật lý, không tổn thương nướu và răng, lấy cao răng bằng dao siêu âm, chỉ một số ít người có cơ địa nhạy cảm mới cảm thấy ê buốt, những người còn lại không cảm thấy gì.

– Bước 4, đánh bóng răng: Nha sĩ đánh bóng răng bằng nguyên liệu nha khoa chuyên dụng. Kết thúc đánh bóng, răng nhẵn, mịn và sáng,

– Bước 5, vệ sinh và hướng dẫn chăm sóc răng miệng: Cuối cùng, nha sĩ vệ sinh răng miệng khoang miệng một lần nữa và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng chuẩn xác để hạn chế tối đa sự xuất hiện của cao răng.

Giải đáp chi tiết thắc mắc: Có nên tự lấy cao răng tại nhà?

Để lấy cao răng hiệu quả, bạn nên đến phòng nha.

Cách chăm sóc răng miệng như thế có một số điểm chính chúng ta có thể liệt kê ở đây là:

– Sử dụng bàn chải, chỉ nha khoa, nước súc miệng để vệ sinh răng miệng mỗi ngày từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 2 đến 3 phút. Nên lựa chọn kem đánh răng và nước súc miệng có tác dụng kháng khuẩn, giảm mảng bám.

– Hạn chế tiêu thụ hai loại thực phẩm là thực phẩm giàu tinh bột và thực phẩm giàu đường, như cơm, bánh kẹo, trái cây sấy, mứt,…, bởi hai loại thực phẩm này là nguyên liệu sống chủ yếu của vi khuẩn trong mảng bám.

– Hạn chế sử dụng hoặc tốt nhất là không sử dụng chất kích thích có hại cho răng nói riêng và có hại cho cơ thể nói chung, cà phê, bia, rượu và đặc biệt là thuốc lá – sản phẩm chứa nhiều hóa chất có khả năng trực tiếp tạo ra mảng bám.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi có nên tự lấy cao răng ở nhà. Theo đó, bạn không nên tự lấy cao răng tại nhà, vì cao răng rất cứng, rắn và bám rất chắc trên bề mặt răng. Tự lấy cao răng tại nhà có thể khiến răng và nướu tổn thương.

Nếu còn băn khoăn khác về cao răng, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital