Giải đáp các thắc mắc về sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 là một vấn đề thường gặp và gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ giải đáp các thắc mắc về tình trạng này, từ triệu chứng, nguyên nhân đến cách xử lý. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của việc tiêm vắc xin 6 trong 1 cho con nhé.

1. Giới thiệu vắc xin 6 trong 1

Vắc xin 6 trong 1 là một thành tựu lớn trong lĩnh vực y tế, mang đến khả phòng ngừa 6 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ chỉ trong 1 vắc xin, bao gồm.

– Bệnh bạch hầu (Diphtheria): Bệnh cấp tính gây viêm giả mạc màu trắng ngà hoặc xám, nếu không điều trị kịp thời, có thể gây suy thận, viêm cơ tim.

– Ho gà (Pertussis): Bệnh lý đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em với các cơn ho dài, dẫn đến suy hô hấp, nghẹt thở, tử vong.

– Bệnh uốn ván (Tetanus): Gây co cứng cơ như cơ mặt, cơ nhai, cơ gáy, đi kèm với đau nhức và không thoải mái.

– Bệnh bại liệt (Poliomyelitis): Gây ra liệt ở các bộ phận của cơ thể như liệt tay, liệt chân, liệt tủy sống, suy hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

– Viêm gan B (Hepatitis B): Bệnh lý nguy hiểm với tiến triển thầm lặng, thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan và có thể dẫn đến tử vong.

– Viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib: Cả hai bệnh lý này đều có thể gây ra các di chứng nặng nề về thần kinh. Cụ thể là trẻ có thể bị điếc, trí tuệ giảm sút, mất khả năng học tập, vận động khó khăn,…

Hiện nay, có hai loại vắc xin 6 trong 1 được sử dụng phổ biến là vắc xin Infanrix Hexa (GlaxoSmithKline – GSK) và vắc xin Hexaxim (Sanofi Pasteur – Pháp). Điểm chung của hai loại vắc xin này là đều sử dụng vi khuẩn ho gà dạng vô bào thay vì nguyên bào, giúp tăng cường độ an toàn cho vắc xin.

sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cần làm gì

Hai loại vắc xin 6 trong 1 được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

Lịch trình tiêm chủng của vắc xin 6 trong 1 bao gồm các mũi tiêm như sau:

– 3 mũi chính: Tiêm khi trẻ đạt 2, 3, và 4 tháng tuổi (khoảng cách giữa các mũi tiêm ít nhất 1 tháng).

– 1 mũi nhắc lại hay mũi 4: tiêm khi trẻ 16 đến 18 tháng tuổi.

Tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ, đồng thời còn đóng góp vào việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng. Bố mẹ nên cho con đi tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 đầy đủ và đúng lịch để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

2. Triệu chứng sốt sau tiêm 6 trong 1 và nguyên nhân

Sốt sau tiêm vắc xin 6 trong 1 là phản ứng thường gặp ở trẻ em. Tùy thuộc vào thể trạng của trẻ, mỗi trẻ có thể trải qua biểu hiện sốt khác nhau. Thông thường, trẻ chỉ gặp sốt nhẹ, với mức khoảng 38 – 38.5 độ C, có thể kèm theo quấy khóc và ăn uống kém.

Sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 là phản ứng thường gặp ở trẻ em

Sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 là phản ứng thường gặp ở trẻ em

Các bác sĩ cho biết đây là những triệu chứng rất bình thường ở trẻ và thường tự giảm sau 1-2 ngày. Do đó, bố mẹ không cần quá lo lắng về việc trẻ bị sốt sau khi tiêm 6 trong 1, và điều này không quyết định hiệu quả của vắc xin nên bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị sốt sau khi tiêm 6 trong 1 có thể do sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, vì thế việc tiêm bất kỳ loại vắc xin nào đều có thể gây ra phản ứng phụ như sốt.

Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1, trẻ cũng có thể trải qua một loạt các phản ứng, bao gồm cả những phản ứng bình thường và hiếm gặp.

Các phản ứng bình thường sau tiêm vắc xin 6 trong 1:

– Vị trí tiêm bị sưng, đau: Da của trẻ còn non nớt, vì vậy, vùng tiêm có thể sưng tấy và gây đau đớn.

– Trẻ quấy khóc, mệt mỏi: Hệ miễn dịch của trẻ phản ứng lại với vắc xin, do đó có thể làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, dẫn đến tình trạng quấy khóc.

– Bỏ bú, lười ăn: Do sự mệt mỏi và có thể bị sốt sau tiêm vắc xin 6 trong 1, trẻ có thể lười ăn hoặc bỏ bú.

Các phản ứng hiếm gặp sau tiêm vắc xin 6 trong 1 (tuy hiếm, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm):

– Lơ mơ

– Đường hô hấp nhiễm khuẩn

– Viêm phế quản

– Sưng viêm lan tỏa vùng tiêm, thậm chí sưng viêm có thể lan tỏa đến khớp kề cận

– Phát ban, nổi mề đay

– Co giật

Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng nào sau tiêm 6 trong 1, bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn và hướng dẫn xử trí cho con.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi tiêm vắc xin, ngay từ ban đầu bố mẹ cần quan tâm đến một số lưu ý quan trọng như:

– Không tiêm khi trẻ bị sốt hoặc đang dùng kháng sinh.

– Tìm đến trung tâm tiêm chủng uy tín, đảm bảo bé được tiêm ở những nơi có nguồn vắc xin đảm bảo và được kiểm tra sàng lọc trước tiêm để chắc rằng bé đủ điều kiện tiêm, hạn chế gặp biến chứng nặng sau tiêm chủng.

– Trước khi tiêm, hãy thảo luận với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và lịch sử bệnh tật của bé. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ tiêm phù hợp với trẻ dựa trên thông tin này.

– Sau tiêm chủng cần cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để được theo dõi sức khỏe, trong trường hợp tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra trẻ sẽ được cấp cứu kịp thời.

3. Cách xử lý sốt sau khi tiêm 6 trong 1

Khi trẻ bị sốt sau tiêm vắc xin 6 trong 1, dưới đây là hướng dẫn về cách xử lý cho bố mẹ:

– Theo dõi triệu chứng sốt : Hãy theo dõi tình trạng của trẻ một cách cẩn thận để xác định mức độ của sốt và có phương án phù hợp.

– Nếu trẻ sốt nhẹ (< 38.5 độ C): Hãy cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và chườm ấm cho trẻ. Đảm bảo rằng quần áo của trẻ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tránh để trẻ nằm hoặc ngồi trực tiếp dưới quạt để tránh lạnh.

– Nếu trẻ sốt cao (> 38.5 độ C): Bạn có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt được khuyến nghị theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý rằng liều thuốc cần phù hợp với cân nặng và độ tuổi của trẻ, không tự ý dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn.

sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 có đáng lo

Bố mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt được khuyến nghị theo hướng dẫn của bác sĩ

– Nếu sốt kéo dài (> 2 ngày): Nếu cơn sốt kéo dài hơn 2 ngày và đã sử dụng thuốc hạ sốt mà không có sự cải thiện, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và đánh giá bởi các chuyên gia y tế. Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng và cần được xử lý ngay lập tức.

– Theo dõi triệu chứng khác: Ngoài sốt, hãy xem xét các triệu chứng khác như lừ đừ, mệt mỏi, ngủ li bì, hoặc co giật. Nếu trẻ có các triệu chứng này, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.

Để được tư vấn chi tiết hơn về tình trạng sốt của trẻ sau tiêm phòng và đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Bố mẹ có thể liên hệ tới phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để tư vấn hoặc đăng ký tiêm phòng cho con trong lần tiếp theo để nhận được dịch vụ tiêm chủng và chăm sóc tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital