Giải đáp các thắc mắc thường gặp về xét nghiệm mỡ máu

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lê Công Dần

Bác sĩ Xét nghiệm

Bệnh mỡ máu là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Đặc biệt, triệu chứng của bệnh mỡ máu thường không rõ rệt, cần phải thực hiện xét nghiệm mỡ máu để nhận biết.

1. Xét nghiệm mỡ máu là gì?

Xét nghiệm nồng độ mỡ máu nằm trong nhóm xét nghiệm sinh hóa máu được dùng phổ biến để chẩn đoán và theo dõi nhiều bệnh lý khác nhau. Xét nghiệm kiểm tra mỡ máu sẽ tập trung đo lường nồng độ cholesterol và một số hợp chất khác để đánh giá về lượng mỡ trong máu, nguy cơ ảnh hưởng tới các cơ quan khác. 

1.1. Vai trò của xét nghiệm mỡ máu

Mỡ máu bao gồm nhiều thành phần, trong đó thành phần chủ yếu là cholesterol. Hợp chất này thường bị hiểu nhầm là có nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe. Tuy nhiên, cholesterol là một thành phần quan trọng, giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Cholesterol góp phần tạo nên cấu trúc màng tế bào, là tiền chất tạo vitamin D và một số loại hormone…  

Cholesterol được vận chuyển trong máu bởi các protein và khi kết hợp cả hai, chúng được gọi là lipoprotein. Hợp chất này được chia làm 2 loại chính:

– LDL cholesterol: Chát này có thể tích tụ trong động mạch, dẫn tới tình trạng xơ vữa động mạch. Triệu chứng này có thể kéo theo các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim tai biến mạch máu não.

– HDL cholesterol: Đây là dạng cholesterol tốt, bởi HDL giúp đưa cholesterol trở lại gan để đào thải khỏi cơ thể, giúp giảm việc hình thành vữa xơ mạch máu, từ đó giảm các biến chứng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Do đó, thực hiện xét nghiệm chỉ số mỡ máu có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá đánh giá nguy cơ hình thành các mảng vữa xơ động mạch, nghiên cứu chức năng hoạt động của gan và hỗ trợ chẩn đoán rối loạn chức năng tuyến giáp. Đặc biệt, xét nghiệm này rất hữu ích đối với những người mắc bệnh tim mạch, người cao tuổi, người mắc bệnh béo phì…

xét nghiệm mỡ máu là gì

Xét nghiệm nồng độ mỡ mãu giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh tim mạch

1.2. Các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm mỡ máu

Xét nghiệm nồng độ mỡ máu còn được gọi là xét nghiệm cholesterol. Bên cạnh các chỉ số đánh giá lipoprotein (gồm LDL cholesterol và HDL cholesterol), có thêm 2 chỉ số quan trọng khác cũng rất được quan tâm khi có kết quả xét nghiệm là chỉ số cholesterol toàn phần và Triglyceride.

Để nắm được ý nghĩa của các chỉ số trong kết quả xét nghiệm cholesterol, bạn có thể theo dõi bảng dưới đây:

Chỉ sốMức bình thườngMức bất thường
Cholesterol toàn phần<200mg/dL>240 mg/dL
LDL cholesterol<130mg/dL>160 mg/dL
HDL cholesterol>60mg/dL<40mg/dL
Triglyceride<150mg/dL>200mg/dL

2. Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra mỡ máu

Xét nghiệm nồng độ mỡ máu được khuyên là nên thực hiện 2 năm/lần và nên được thực hiện với những đối tượng:

– Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường hoặc bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai, vì đây cũng là cũng là người có nguy cơ gặp vấn đề về tim mạch.

– Những người thường xuyên hút thuốc lá, tính cả trường hợp hút thuốc lá chủ động và bị động.

– Nam giới bị mắc bệnh rối loạn cương dương.

– Người bị bệnh thận mạn tính.

– Người mắc bệnh động mạch ngoại biên, tăng độ dày lớp nội trung mạch, xơ vữa động mạch cảnh…

– Nam giới trên 40 tuổi, nữ giới trên 50 tuổi hoặc sau tuổi mãn kinh. 

– Người thừa cân, béo phì

Bên cạnh đó, nếu bạn có những yếu tố nguy cơ dưới đây cũng nên thực hiện xét nghiệm cholesterol:

– Có biểu hiện lâm sàng của bệnh tim mạch như đau ngực, đánh trống ngực, thường xuyên hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu…

– Xuất hiện các triệu chứng viêm mạn tự miễn như: viêm khớp thấp, vảy nến, lupus ban đỏ hệ thống…

xét nghiệm mỡ máu có cần thiết không

Người thừa cân, béo phì nên thực hiện xét nghiệm cholesterol thường xuyên

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm

Vì cholesterol có thể được gia tăng bởi nguồn ngoại sinh thông qua đường ăn uống, nên, xét nghiệm chỉ số mỡ máu chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của người bệnh. Bệnh nhân nếu ăn nhiều hoặc mới ăn thực phẩm giàu cholesterol như trứng, phô mai, đồ chiên rán… có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, khiến kết quả xét nghiệm sai lệch.

Bên cạnh đó, các chỉ số xét nghiệm cholesterol cũng bị chi phối bởi một số yếu tố sau:

– Thời gian trong năm: Theo nhiều nghiên cứu, lượng mỡ máu vào mùa đông cao hơn mùa hè khoảng 8%.

– Độ tuổi của người bệnh: Những người ở độ tuổi trung niên (trên 45 tuổi) thường có nồng độ cholesterol cao hơn mức bình thường.

– Ảnh hưởng từ một số loại thuốc: Một số loại thuốc an thần, thuốc ngừa thai đường uống. thuốc lợi tiểu… có thể khiến chỉ số cholesterol tăng cao.

chi phí xét nghiệm mỡ máu

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm

Vì chỉ số cholesterol dễ bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm chúng ta nạp vào cơ thể, nên trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn ăn khoảng 6-8 tiếng. Bù lại, bạn nên uống nhiều nước để cân bằng điện giải trong cơ thể, giảm cảm giác mệt mỏi vì phải nhịn ăn khi làm xét nghiệm. Bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong bữa ăn trước ngày thực hiện xét nghiệm. 

Bên cạnh những lưu ý nói trên, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín cũng là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và đảm bảo quy trình thực hiện an toàn cho người tham gia xét nghiệm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital