Giải đáp bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh mạch vành có nguy hiểm không là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân và người thân của họ, nhất là khi bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như đau thắt ngực, khó thở, tim đập nhanh. Cùng tìm hiểu về bệnh mạch vành và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này cũng như cách nhận biết qua bài viết sau đây. 

1. Tổng quan về bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch rất phổ biến hiện nay, đặc trưng bởi tình trạng một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành – mạch máu nuôi cơ tim – bị hẹp hay bị cản trở lưu thông máu. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra sự tắc nghẽn này, trong đó chủ yếu là do xơ vữa động mạch – tình trạng chất béo, canxi và các chất dễ lắng đọng tích tụ trong máu. Ngoài ra, cục máu đông, co thắt mạch vành, phình động mạch đều có thể dẫn tới bệnh mạch vành ở nhiều mức độ khác nhau. 

Tổng quan về bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là tình trạng tắc nghẽn mạch vành, có thể xảy ra do xơ vữa, co thắt mạch vành hoặc cục máu đông.

2. Bệnh mạch vành có nguy hiểm không, có thể gây những biến chứng gì?

2.1 Bệnh mạch vành có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn của mạch vành

Với nhiệm vụ đưa máu giàu oxy và dinh dưỡng đến nuôi cơ tim, động mạch vành có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của tim cũng như các cơ quan trong cơ thể. 

Chỉ khi mạch vành thông thoáng, máu mới có thể lưu thông tốt và cung cấp đầy đủ cho cơ tim hoạt động, giúp tim co bóp tạo máu và đưa máu đến khắp cơ thể. Ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành, quá trình này bị gián đoạn và cản trở.

Mức độ ảnh hưởng của bệnh mạch vành tùy thuộc vào vị trí tắc nghẽn, mức độ tắc nghẽn của dòng máu. Thông thường, ở giai đoạn nhẹ hoặc khi chỉ có một vài nhánh mạch vành nhỏ bị tắc hẹp, bệnh nhân có thể không hề có biểu hiện gì bất thường và cuộc sống của họ cũng ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu mức độ tắc hẹp lớn, nhiều nhánh động mạch vành cùng tắc hẹp một lúc hoặc tình trạng tắc hẹp xảy ra ở những động mạch lớn, quan trọng thì có thể gây các triệu chứng khó chịu hoặc những biến chứng nguy hiểm. 

Thông thường khi động mạch vành bị hẹp trên 50% thì bệnh nhân có thể xuất hiện cơn đau thắt ngực. Đặc biệt khi bệnh nhân gắng sức hoặc hoạt động thể lực, gặp xúc cảm mạnh, nhu cầu oxy tăng lên, tim phải hoạt động nhiều hơn nhưng cơ tim lại không nhận đủ máu do động mạch vành bị hẹp. Điều này khiến các cơn đau thắt ngực càng mạnh hơn.

– Các dạng đau thắt ngực

Cơn đau thắt ngực có thể tổn tại dưới 2 dạng là ổn định hoặc không ổn định. 

+ Cơn đau thắt ngực ổn định: Không chỉ gây ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt của người bệnh, các cơn đau thắt ngực cũng như bệnh mạch vành nếu không được điều trị kịp thời có thể gây hội chứng động mạch vành cấp và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

+ Cơn đau thắt ngực không ổn định: Là một tình trạng của hội chứng động mạch vành cấp. Cơn đau này xuất hiện cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi và không thuyên giảm khi giãn mạch. Những cơn đau thắt ngực không ổn định kéo dài trên 15 phút có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim, với vùng cơ tim bị hoại tử nhanh chóng, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bệnh mạch vành có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn

Mạch vành càng tắc nhiều và ở những vị trí quan trọng thì càng nguy hiểm.

2.2 Bệnh mạch vành có nguy hiểm không phụ thuộc vào loại biến chứng

Bệnh động mạch vành không được điều trị sớm và hiệu quả có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

– Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành và là nguyên nhân gây ra 50% số ca tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành. Đây là tình trạng cơ tim bị tắc nghẽn hoàn toàn, dẫn đến hoại tử cơ tim và tử vong nhanh chóng cho người bệnh nếu không được cấp cứu.

– Đột tử

Đột tử là một trong những biến chứng nguy hiểm sau nhồi máu cơ tim. Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 30 % – 50% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sẽ bị đột tử trước khi đến được bệnh viện.

– Bệnh suy tim

Cơ tim bị thiếu dinh dưỡng lâu ngày sẽ co bóp kém, khiến khả năng tống đẩy máu yếu hơn. Suy tim gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt ở những trường hợp suy tim do bệnh mạch vành tiến triển, bệnh nhân thường bị khó thở, mệt mỏi, đau ngực ngay cả những hoạt động đơn giản như đi bộ, leo cầu thang hay sinh hoạt cá nhân.

– Hở van tim

Do tim co bóp bất thường nên có thể gây đứt dây chằng van tim, sa lá van, giãn vòng van, dẫn tới hở van tim. Ở các trường hợp này, tim sẽ ngày càng to ra và suy yếu.

– Rối loạn nhịp tim

Bình thường, tim đập đều đặn 60 – 100 nhịp/phút là hoạt động ổn định của hệ thống điện tim. Tuy nhiên ở những người mắc bệnh mạch vành, tình trạng cơ tim thiếu oxy có thể khiến hệ thống này bị rối loạn.

Tùy tình trạng tắc nghẽn mạch vành và mức độ tắc nghẽn mà tình trạng rối loạn nhịp tim có thể khác nhau. Có những trường hợp tim chỉ loạn nhịp nhẹ nhưng cũng có trường hợp tần số tim lên tới 300 nhịp/phút trong các cơn rung thất. Nếu không có thiết bị khử rung tim, người bệnh có thể bị tử vong trong vài phút.

Các rối loạn nhịp điển hình ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành gồm block nhĩ thất, rung nhĩ, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, rung thất. Trong đó, nhiều trường hợp dẫn đến đột tử.

biến chứng của bệnh mạch vành

Rối loạn nhịp tim là một trong những biến chứng của bệnh mạch vành.

3. Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh mạch vành

Việc nhận diện bệnh mạch vành rất quan trọng trong việc phát hiện và kiểm soát căn bệnh này. Những người mắc bệnh mạch vành có thể không có bất cứ triệu chứng gì nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

– Đau thắt ngực

– Khó thở

– Hụt hơi

– Chóng mặt

– Hồi hộp tim đập không đều

– Gần ngất

Ở mỗi bệnh nhân các triệu chứng này lại biểu hiện khác nhau. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh không nên bỏ qua mà cần đi khám chuyên khoa Tim mạch để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. 

Nếu có nhu cầu thăm khám chuyên khoa Tim mạch, bệnh nhân vui lòng liên hệ để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital