Ghép xương cấy implant có đau không? Ghép xương như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Ghép xương là một bước quan trọng được thực hiện trong quy trình cấy ghép implant đối với những bệnh nhân bị hư hại nặng, xương hàm đã bị tiêu. Tuy nhiên, nhiều người thường thắc mắc “Ghép xương cấy implant có đau không?”.

1. Ghép xương cấy implant là gì?

Ghép xương cấy ghép implant là một trong những kỹ thuật được thực hiện nhằm tái tạo, bổ sung phần xương hàm đã bị tiêu đi để từ đó giúp tăng thể tích xương hàm và để đủ kiện để tích hợp, nâng đỡ trụ implant. Kỹ thuật này được thực hiện trước khi đặt trụ khoảng 9 – 12 tháng để đảm bảo được vùng xương mới cấy đã được ổn định và đủ chắc để tích hợp và giữ được trụ implant. Các hình thức ghép xương cấy implant bao gồm: ghép xương tự thân, ghép xương đồng chủng, ghép xương dị chủng và ghép xương nhân tạo.

2. Ưu & nhược điểm của ghép xương cấy implant

2.1 Ưu điểm

– Giúp khắc phục được tình trạng mất răng lâu năm, tiêu xương và đảm bảo đủ điều kiện trồng răng implant.

– Giúp trụ implant bám chắc được vào xương hàm.

– Cấu trúc xương hàm được tái tạo lại, bảo tồn được xương hàm và các răng thật.

– Đảm bảo sự tươi trẻ cho gương mặt.

– Ngăn ngừa được việc xương hàm bị tiêu và gây lệch gương mặt.

Ghép xương cấy implant

Ghép xương cấy implant là một bước quan trọng giúp đảm bảo điều kiện cấy ghép implant đối với những người bị tiêu xương lâu năm

2.2 Nhược điểm

– Có thể xảy ra tình trạng tiêu xương sau khi cấy, xương cũng mất thời gian lâu để cứng, độ kết dính bị rời rạc và cơ chế lành thương chậm.

– Phần nướu nơi xương được cấy vào không có màu đỏ hồng như nướu thật và có thể chuyển sang màu thâm gây mất thẩm mỹ.

– Xương nhân tạo có tính chất lý học và không giống xương thật, độ cứng thấp hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện cấy ghép xương ở các cơ sở nha khoa uy tín thì những nhược điểm này sẽ được giảm thiểu tối đa và khả năng xảy ra biến chứng thấp.

3. Đối tượng cần ghép xương cấy implant

3.1 Chỉ định

– Những người có mật độ xương hàm mỏng và yếu do bẩm sinh.

– Xương hàm tiêu đi và thời gian mất răng lâu.

– Chấn thương mạnh hoặc bị di chứng từ những phẫu thuật trước đây.

3.2 Chống chỉ định

– Người bị mất răng toàn hàm.

– Người có các bệnh lý toàn thân.

– Bị nghiện các loại đồ uống, chất kích thích (rượu bia, thuốc lá…).

– Mắc các bệnh lý răng miệng.

4. Ghép xương cấy ghép implant có đau không?

Khi tiến hành ghép xương, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ để bệnh nhân không cảm thấy đau, khó chịu và bác sĩ có thể thuận lợi thực hiện tiểu phẫu. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ có cảm giác ê nhức ê ẩm. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ được giảm đi đáng kể khi bệnh nhân uống thuốc giảm đau theo đúng liều lượng đã được bác sĩ kê đơn. Sau đó, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người bệnh một số giảm đau khác như chườm đá, chườm nóng…

Ngoài ra, ghép xương có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác tay nghề bác sĩ hay hệ thống trang thiết bị máy móc được sử dụng. Vì vậy, để hạn chế đau đớn và biến chứng xảy ra, hãy lựa chọn thăm khám và điều trị ở các cơ sở nha khoa uy tín.

ghép xương cấy implant có đau không

Lựa chọn nha khoa uy tín sẽ giúp giảm đau khi cấy ghép implant và hạn chế xảy ra biến chứng

5. Quy trình ghép xương cấy implant diễn ra thế nào?

5.1 Đánh giá tổng quát

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chỉ định chụp phim tổng thể vùng hàm mặt để lấy dữ liệu phân tích và lên phác đồ điều trị cho từng khách hàng.

5.2 Gây tê và chuẩn bị cho vùng nhận xương

Để tránh xảy ra nhiễm trùng và biến chứng khi ghép xương, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, đặc biệt là vùng phẫu thuật. Sau đó, phần nướu của người bệnh sẽ được rạch ra.

5.3 Đặt và cố định lại phần xương ghép

Bác sĩ nhẹ nhàng đặt mảnh xương vào bề mặt của xương hàm nơi cần ghép. Sau đó sẽ cố định phần xương ghép đó bằng các vật liệu y khoa.

5.4 Khâu đóng phần vạt niêm mạc

Bước cuối cùng, bác sĩ sẽ khâu tạo và hình nướu. Sau đó dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh khoang miệng và kết thúc phẫu thuật. Dặn dò kỹ lưỡng người bệnh chế độ chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống để vết thương nhanh lành. Sau khi thực hiện kỹ thuật phẫu thuật, người bệnh sẽ có biểu hiện chảy máu (tự ngừng sau 30 phút), sưng nề hay tăng nhiệt nhẹ khoảng 38 độ C. Đây là những biểu hiện bình thường nên người bệnh không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, nếu máu chảy liên tục hoặc bị nhiễm trùng sưng tấy đau nhiều ở vùng cấy ghép thì đó là biểu hiện bất thường và cần phải tái khám ngay vì đó có thể là biểu hiện của việc nhiễm trùng.

Nếu có những biểu hiện bất thường, bạn cần đến tái khám sớm để bác sĩ kiểm tra và điều trị phù hợp

Nếu sau khi ghép xương, bạn có những biểu hiện bất thường thì cần đến tái khám sớm để bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về “ghép xương cấy implant có đau không”. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì về kỹ thuật này, bạn có thể liên hệ với bác sĩ ở các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn chi tiết nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital