Gãy xương là gì? Biểu hiện và cách làm xương mau lành nhất

Gãy xương là gì? Nó có biểu hiện như thế nào và làm sao để làm xương mau lành nhất? Cùng tham khảo ngay thông tin chi tiết về bệnh gãy xương và giải pháp điều trị cũng như cách làm xương mau lành nhất qua bài viết dưới đây.

1. Gãy xương là gì?

Gãy xương là tình trạng xương bị gãy và mất đi khả năng hoạt động vốn có của nó. Gãy xương có nhiều nguyên nhân gây nên như tai nạn hay do một lực tác dụng mạnh vào làm gãy xương. Hoặc cũng có thể một phần là do bệnh lý, cấu trúc xương yếu…v.v. Thường những người bị loãng xương, ung thư xương, hay bệnh tạo xương bất hoàn… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy xương.

Gãy xương là gì?

Gãy xương là gì? – Đây là tình trạng xương bị tổn thương và không hoạt động được

2. Phân loại gãy xương

Gãy xương được phân thành 4 loại chính đó là: di lệch, không di lệch, hở và kín.

* Gãy di lệch: Là tình trạng xương tách ra thành hai hay nhiều phần và lệch làm cho hai đầu xương chỗ gãy không dính vào nhau

* Gãy xương không di lệch: Là tình trạng xương bị nứt một phần hoặc nứt hết theo chiều ngang, nhưng không chuyển và có thể duy trì liên kết giữa hai đầu xương gãy.

*Gãy xương kín: Là tình trạng xương gãy nhưng không có vết thủng hay vết thương hở ra trên da.

* Gãy xương hở: Là tình trạng xương bị gãy xuyên qua da, sau đó chỗ xương lồi có thể rút lại vào trong vết thương và không thể nhìn thấy qua da. Gãy xương hở có nguy cơ gây nhiễm trùng xương ở trong sâu.

3. Biểu hiện của gãy xương

– Đau nhức: Khi bị gãy xương người bệnh sẽ có cảm giác rất đau đớn và khó chịu. Cảm giác đau này có sự thay đổi ở từng giai đoạn và mức độ khác nhau.

– Vị trí gãy bị biến dạng, cử động theo hướng khác thường, đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất.

– Tụ máu, chảy máu trong: Xương bị gãy đồng nghĩa với việc vùng bị tổn thương nặng nhất là bên trong da gây nên tình trạng tụ máu và bầm tím bên trong.

– Khó khăn khi cử động vị trí có xương gãy: Thông thường sau gãy xương bạn sẽ không cử động được, không hoạt động hay làm việc như bình thường được.

– Khu vực xương bị gãy trông ngắn hơn, xoắn hay cong: Đây là tình trạng bị biến dạng ở vùng xương bị gãy

– Sưng nhiều và mất khả năng vận động là những biểu hiện chung khi bị gãy xương..

=> Đó là những dấu hiệu phổ biến nhất khi bị gãy xương. Tuy nhiên để chuẩn đoán tốt nhất về tình trạng kết quả có bị gãy xương thật hay không bạn nên đến cơ sở y tế để chụp X – Quang.

Biểu hiện của gãy xương

Đau đớn cực độ và sưng nhiều là biểu hiện khi bị gãy xương

4. Cách làm xương bị gãy nhanh lành 

Bác sĩ sẽ làm xương bị gãy lành lại bằng cách phù hợp với từng tình trạng cụ thể. Thường dựa trên một nguyên tắc cơ bản đó là những mảnh xương vỡ được đưa trở về đúng vị trí và ngăn di lệch ra khỏi chỗ cho đến khi lành. Cũng có thể bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật để khắc phục và ổn định giúp xương nhanh lành lại. Theo đó mỗi tình trạng, mức độ nặng nhẹ sẽ có biện pháp phù hợp như:

Cách làm xương bị gãy nhanh lành 

Các cách làm xương bị gãy nhanh lành

* Băng bột cố định: Bột thạch cao hoặc sợi thủy tinh đúc là loại phổ biến nhất trong điều trị gãy xương vì hầu hết các xương vỡ có thể tự lành một khi chúng đã thay đổi vị trí. Một khuôn bột dùng để giữ cho các đầu gãy ở vị trí thích hợp trong khi vết nứt tự lành;

* Nẹp cố định: Các khuôn bột hoặc nẹp sẽ hạn chế hoặc “kiểm soát” chuyển động của khớp gần đó. Cách điều trị này khá tốt cho một số loại gãy xương nhưng không phải tất cả;

* Kéo liên tục: Lực kéo thường dùng để sắp xếp lại một hay nhiều xương bằng lực nhẹ, liên tục và ổn định.

* Cố định ngoài: Trong loại phẫu thuật này, bác sĩ thường đặt đinh kim loại hoặc ốc vít vào phía trên và dưới xương gãy ở. Các đinh hoặc ốc vít kết dính với một thanh kim loại bên ngoài da để giữ các xương ở vị trí thích hợp trong khi chúng tự lành.Trong trường hợp xuất hiện tổn thương nặng ở da và mô mềm xung quanh chỗ gãy, bác sĩ sẽ dùng một vật cố định bên ngoài cho đến khi người bệnh có thể phẫu thuật được.

* Mổ hở và cố định trong: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tái định các mảnh xương về vị trí bình thường và sau đó giữ chúng với các ốc vít đặc biệt hoặc các tấm kim loại ở bề mặt ngoài xương. Bác sĩ cũng có thể sắp xếp lại các mảnh vỡ bằng cách đặt một thanh kim loại vào khoang tủy ở trung tâm xương.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital