Gãy xương chậu bao lâu thì lành và cần lưu ý gì để nhanh hồi phục?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Gãy xương chậu chiếm tỷ lệ 1-2% trong tổng số gãy xương, là xương xốp nên khi gãy gây chảy máu nhiều. Tùy vào vị trí gãy và mức độ gãy xương chậu sẽ có phương pháp điều trị cũng như thời gian phục hồi sau gãy phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ về tình trạng gãy xương chậu và giải đáp băn khoăn gãy xương chậu bao lâu thì lành.

Như thế nào là gãy xương chậu?

Gãy xương chậu bao lâu thì lành? Khung chậu có hình như cái chậu thắt ở giữa, được cấu tạo bởi 2 xương chậu, xương cùng và xương cụt. Khi gặp những chấn thương nghiêm trọng như té ngã, tai nạn, chấn thân do va đập, vận động cơ quá mức…. sẽ gây ra tổn thương ở xương chậu. Vấn đề hay gặp nhất là gãy xương chậu.

Gãy xương chậu bao lâu thì lành?

Gãy xương chậu chiếm tỷ lệ 1-2% trong tổng số gãy xương

Gãy xương chậu được chia làm 3 loại với mức độ gãy khác nhau:

  • Gãy thành xương cánh chậu: di lệch ít, điều trị dễ
  • Gãy ổ cối: điều trị khó, dễ biến chứng, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của khớp hông sau này
  • Gãy khung chậu: chảy nhiều máu, dễ sốc, hay kèm tổn thương cơ quan nội tạng trong khung chậu gây nguy hiểm đến tính mạng.

Gãy xương chậu dù gãy ở vị trí nào với mức độ nặng hay nhẹ cũng có thể gây ra các biến chứng như sốc, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, bán trật khớp háng, tổn thương các cơ quan trong khung chậu, thoái hoá khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi….

Gãy xương chậu bao lâu thì lành?

Gãy xương chậu bao lâu thì lành là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

Theo các chuyên gia cơ xương khớp, thời gian lành sau gãy xương chậu nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ gãy, phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng điều trị, chế độ chăm sóc, cơ địa từng người bệnh.

Gãy xương chậu bao lâu thì lành?

Gãy xương chậu cần mất thời gian dài để phục hồi

Gãy xương chậu nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp với đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ giúp kiểm soát và chữa khỏi nhanh chóng. Ngược lại nếu chữa trị muộn, khi đã có biến chứng hoặc tay nghề bác sĩ không cao có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn, lâu lành.

Với gãy xương chậu, tùy vào vị trí gãy sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

Gãy thành xương chậu

Nếu gãy thành chậu có thể dùng thuốc giảm đau tại chỗ và toàn thân. Người bệnh cần nằm bất động và sau đó được di chuyển nhẹ nhàng tới bệnh viện. Thông thường với gãy thành xương chậu, người bệnh thường điều trị bảo tồn và phải nằm bất động trên giường từ 2-4 tuần.

Gãy khung xương chậu

Người bệnh được điều trị bảo tồn nếu gãy một cung trước hoặc sau ít di lệch, cho bệnh nhân nằm bất động 5-6 tuần. Gãy hai cung, gãy kiểu Malgaigne ít di lệch, cho bệnh nhân nằm bất động trên giường, gác chân trên giá Braun 4-8 tuần.

Người bệnh cần tiến hành vật lý trị liệu kết hợp để cải thiện sớm chức năng vận động

Người bệnh cần tiến hành vật lý trị liệu kết hợp để cải thiện sớm chức năng vận động

Dùng phương pháp phẫu thuật đối với các trường hợp:

  • Gãy cung trước di lệch nhiều như ngành mu – chậu, kết hợp xương bằng nẹp vít, đinh chữ U
  • Gãy toác khớp mu: kết hợp xương bằng buộc vòng dây thép, nẹp vít cố định khung chậu bằng khung cố định ngoài
  • Gãy thành sau hoặc gãy toác dọc cánh chậu: kết hợp xương bằng nẹp vít.

Sau điều trị gãy xương chậu, người bệnh cần kết hợp vật lý trị liệu, tập luyện sau mổ để cải thiện khả năng vận động của các khớp.

Dự phòng sau gãy xương chậu

Sau gãy xương chậu, người bệnh cần chú ý tới chế độ vận động, đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống hàng ngày để cải thiện sớm sức khỏe.

  • Vận động: người bệnh sau gãy xương chậu cần chú ý vận động. Khi đang điều trị gãy xương chậu nên nằm nghỉ ngơi hoàn toàn. Khi bệnh dần khỏi, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập như đi lại bằng nạng, hạn chế đứng quá lâu, leo cầu thang, tránh làm việc nặng.
  • Dinh dưỡng: người bệnh nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, canxi… tốt cho cơ thể, đặc biệt là hệ xương khớp.

Bên cạnh đó, người bệnh sau gãy xương chậu cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital