Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ nhiều trong gan so với mức tiêu chuẩn, xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Hiện nay bệnh có dấu hiệu trẻ hóa do nhiều nguyên nhân như uống rượu bia, béo phì, thừa cân, mắc tiểu đường, cholesterol trong máu cao… Gan nhiễm mỡ có 3 cấp độ, người bệnh không điều trị triệt để bệnh ở giai đoạn 1 sẽ dễ chuyển biến sang giai đoạn 2. Đây là cấp độ chuyển tiếp sang giai đoạn nặng hơn của bệnh. Vậy gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không hãy cùng chúng tôi tìm ra đáp án và các phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh.

1. Gan nhiễm mỡ độ 2 là gì? Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ cấp độ 2

Khi lượng mỡ trong gan ở khoảng từ 10% đến 25% trọng lượng gan là cấp độ 2 của bệnh gan nhiễm mỡ. Giai đoạn này cảnh báo lượng mỡ trong gan đang khá lớn.

Một số dấu hiệu nhận biết thường gặp của bệnh nhân gan nhiễm mỡ giai đoạn 2:

– Đau tức hạ sườn bên phải: Người bệnh có triệu chứng đau bụng kèm đau tức sườn bên phải mạn gần rốn.

– Lượng mỡ trong máu cao: Mỡ trong gan và máu có mối liên quan đến nhau. Khi mỡ máu cao sẽ thường đi kèm với tình trạng xuất hiện mỡ trong gan. 

– Da chuyển sang màu vàng: Khi có các vấn đề về gan, gan bị suy giảm chức năng người bệnh thường hay gặp triệu chứng vàng da. Vì thế nên đi thăm khám để biết chính xác bất kỳ bệnh lý nào ở gan.

– Kích thước gan to: Khi lượng mỡ trong gan tăng đồng nghĩa với việc kích thước và khối lượng gan cũng tăng lên.

gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không

Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 là tình trạng mỡ trong gan đã xuất hiện nhiều và rõ ở nhu mô gan và cơ hoành. Là giai đoạn chuyển tiếp bệnh sang giai đoạn 3 nếu không điều trị triệt để

2. Giải đáp: Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không

Mức độ nguy hiểm của gan nhiễm mỡ cấp độ 2 dựa vào tình trạng bệnh và khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân

– Trong trường hợp bệnh nhân tuân thủ kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tình trạng bệnh sẽ không tiến triển nặng hơn, lượng mỡ trong gan có thể giảm đáng kể, gan sẽ dần dần phục hồi trở về trạng thái bình thường. 

– Nếu bệnh nhân không phát hiện bệnh sớm do có thể gặp một số triệu chứng thông thường dễ nhầm lẫn. Người bệnh không áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào sẽ dễ dẫn đến bệnh diễn biến sang giai đoạn 3. Lượng mỡ trong gan sẽ tiếp tục gia tăng mà không có bất kỳ biện pháp hạn chế hay ngăn chặn nào, từ đó mức độ chuyển biến sẽ rất nhanh chóng.

– Ngoài ra khi đã phát hiện ra bệnh nhưng không kiên trì điều trị, tự ý ngắt quãng điều trị, hoặc vẫn chủ quan tiếp tục làm gia tăng các nguyên nhân gây bệnh như uống rượu, nạp nhiều chất béo, cholesterol, đường… Thì tốc độ tiến triển sang giai đoạn 3 rất nhanh và để lại nhiều biến chứng, tổn thương gan khó phục hồi.

3. Chẩn đoán & phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ độ 2

3.1 Các phương pháp chẩn đoán gan nhiễm mỡ

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như đã nêu ở phía trên, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và sau đó thực hiện các phương pháp chẩn đoán để phát hiện bệnh chính xác.

Xét nghiệm máu có mục đích để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, xét nghiệm chức năng gan giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe gan.

– Chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ cho ra kết quả chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 có tính chính xác cao. Phương pháp này sẽ cho ra hình ảnh có mỡ trong gan.

– Sinh thiết gan: Không chỉ có khả năng phát hiện bệnh, đây còn là biện pháp chẩn đoán phát hiện được nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt, sinh thiết còn là phương pháp duy nhất để chẩn đoán gan nhiễm mỡ không do rượu. 

gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ bằng phương pháp siêu âm

3.2 Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ cấp độ 2

Hiện tại y học chưa có loại thuốc nào chuyên đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ, mà tùy vào từng người bệnh bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị nội khoa kết hợp với lối sống lành mạnh hoặc chỉ cần áp dụng điều trị bằng cách thay đổi chế độ sống đơn lẻ. Vậy nên việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt luyện tập thể dục thể thao là yếu tố bắt buộc và rất quan trọng đối với người mắc gan nhiễm mỡ.

– Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị giảm ứ đọng mỡ trong gan, giải độc gan, tăng cường dưỡng chất trong gan, bảo vệ tế bào gan… gồm có: Thuốc hỗ trợ chuyển hóa lipoprotein, thuốc cung cấp choline, thuốc chứa acid amin, các loại vitamin E, vitamin B, vitamin C 

– Kiểm soát bệnh cấp độ 2 bằng chế độ ăn uống

+ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung rau củ quả tươi, thực phẩm chứa vitamin, chất chống oxy hóa, axit béo omega 3, dầu thực vật. Các loại thực phẩm cụ thể bạn có thể bổ sung và thay thế trong thực đơn: quả mọng, tỏi, dầu ô liu, cá hồi, cá ngừ, quả bơ, súp lơ xanh, cà chua, bí đỏ, bí đao, sữa ít béo…

+ Hạn chế các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, chất béo từ động vật, thức ăn nhanh… bởi sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển đổi chất, làm gia tăng lượng mỡ trong gan

+ Đặc biệt cần tuyệt đối tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn bởi đây là các nhân tố kích kích tình trạng bệnh. Thay vào đó bạn nên uống các loại nước ép trái cây tươi để bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể và đồng thời phục hồi gan, bảo vệ các tế bào gan.

gan nhiễm mỡ độ e có nguy hiểm không

Người mắc gan nhiễm mỡ cần có chế độ ăn uống khoa học, nên ăn các thực phẩm tốt cho gan để gan có thể phục hồi và khỏe mạnh hơn

– Kiểm soát gan nhiễm mỡ cấp độ 2 bằng hoạt động vận động thể chất

Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do nguyên nhân béo phì thì cần phải luyện tập thể dục thể thao hàng ngày kết hợp chế độ ăn uống để giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Từ đó lượng mỡ trong gan cũng sẽ dễ dàng giảm theo.

Không chỉ người mắc gan nhiễm mỡ do nguyên nhân béo phì thừa cân cần tập thể dục mà bất cứ bệnh nhân gan nhiễm mỡ nào cũng cần vận động thể chất, thể dục thể thao để thúc đẩy khả năng chuyển hóa trong cơ thể, giải độc gan, giảm lượng mỡ thừa trong gan.

Khi đã phát hiện mắc bệnh gan nhiễm mỡ dù ở bất cứ cấp độ nào người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám định kỳ để đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn nên thay đổi hoặc duy trì hướng điều trị hiện tại. Lưu ý không tự ý sử dụng thuốc hay các biện pháp chữa trị mà cần tuân thủ điều trị của bác sĩ để bệnh cải thiện nhanh chóng.

4. Phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Chính vì là căn bệnh có mối quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống sinh hoạt và lối sống, nên người bệnh cần phải điều chỉnh và áp dụng khắt khe. Điều này không phải ai cũng thực hiện nghiêm túc được bởi có nhiều yếu tố tác động xung quanh. Vậy nên cách tốt nhất để không mắc bệnh gan nhiễm mỡ nói chung là cần phòng tránh để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.

– Để gan không bị suy giảm chức năng, bạn không nên uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Cụ thể không nên uống trên 75ml rượu mạnh 40 độ cồn/ ngày, trên 260ml rượu vang 12 độ cồn/ ngày. 

– Nên ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ chiên rán dầu mỡ, đồ ngọt…

– Kiểm soát tốt các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, lượng đường hay cholesterol trong máu cao, rối loạn lipid…

– Thực hiện các hoạt động vận động thể chất, thể thao phù hợp với mỗi người để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe tổng quát

– Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ đánh giá tình trạng gan, đặc biệt là với các đối tượng có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cao.

Mức độ nguy hiểm của gan nhiễm mỡ giai đoạn 2 chưa nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên chỉ cần lơ là, không chữa trị triệt để thì khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh và rất dễ dàng và nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital