Đừng chủ quan khi có 3 triệu chứng nhồi máu cơ tim sau

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Khi nói về nhồi máu cơ tim, triệu chứng đầu tiên hiện lên trong suy nghĩ của nhiều người là đau tức ngực. Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng duy nhất, đặc biệt là với chị em phụ nữ.

Mệt mỏi bất thường

<em>Mệt mỏi bất thường là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim ở phụ nữ cần lưu ý.</em>

Mệt mỏi bất thường là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim ở phụ nữ cần lưu ý.

Với nhiều phụ nữ bận rộn, công việc tại cơ quan, chăm sóc cho chồng, con, bố, mẹ… thường gây ra mệt mỏi. Đây là một tình trạng bình thường và không đáng lo ngại.
Tuy nhiên cần lưu ý nếu tình trạng mệt mỏi có những biểu hiện khác thường như:

  • Đột nhiên cảm thấy mệt sau khi tập thể dục cho dù đây là thói quen hàng ngày.
  • Làm việc không gắng sức nhưng vẫn cảm thấy mệt và nặng ngực.
  • Các hoạt động đơn giản như dọn dẹp nhà cửa, đi chợ… khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi.
  • Mặc dù cảm thấy rất mệt nhưng không thể ngủ ngon, giấc ngủ bị rối loạn.

 

Đổ mồ hôi hoặc khó thở

<em>Bất chợt đổ mồ hôi, khó thở dù không hoạt động gắng sức có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim.</em>

Bất chợt đổ mồ hôi, khó thở dù không hoạt động gắng sức có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim.

Tuổi tác tăng, thiếu hoạt động thể chất, tăng cân có thể gây ra khó thở ở nhiều phụ nữ. Nóng bừng là một triệu chứng rất phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
Nhưng các triệu chứng này có thể liên quan đến nhồi máu cơ tim nếu xảy ra trong các tình huống sau:

  • Bất chợt đổ mồ hôi hoặc khó thở cho dù không gắng sức.
  • Khó thở ngày càng trở nên trầm trọng sau khi hoạt động gắng sức.
  • Khó thở khi nằm xuống và giảm dần khi ngồi dậy.
  • Đổ mồ hôi hoặc khó thở kèm theo các triệu chứng khác như đau ngực hoặc mệt mỏi.

 

Đau lưng, cổ, hàm

Đau ở xương hàm, lưng hay cánh tay có thể là dấu hiệu của bệnh tim, đặc biệt là khi không xác định được chính xác là đau ở vị trí nào

Đau ở xương hàm, lưng hay cánh tay có thể là dấu hiệu của bệnh tim, đặc biệt là khi không xác định được chính xác là đau ở vị trí nào

Khi trái tim có vấn đề, nó sẽ kích thích các dây thần kinh ở khu vực này nhưng đôi khi người bệnh lại cảm thấy đau ở những vị trí khác.
Đau ở xương hàm, lưng hay cánh tay có thể là dấu hiệu của bệnh tim, đặc biệt là khi không xác định được chính xác là đau ở vị trí nào. Ngoài ra nếu những triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn khi gắng sức và giảm dần khi nghỉ ngơi, bạn cần hết sức lưu ý.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo:

  • Phụ nữ có thể bị đau ở cả hai cánh tay, không chỉ ở tay trái như nam giới.
  • Đau lưng và cơn đau thường xuất phát ở ngực sau đó lây lan đến khu vực này.
  • Cơn đau xuất hiện rất đột ngột, không phải do gắng sức và có thể khiến bạn tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Cảm thấy đau ở quai hàm phía bên trái.

Nên làm gì nếu phát hiện có các triệu chứng nêu trên?
Nhiều phụ nữ cho biết họ phát hiện có các dấu hiệu cảnh báo khoảng 3 tuần hoặc 1 tháng trước khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra.
Vì thế nên đi khám càng sớm càng tốt để ngăn chặn kịp thời trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện. Các bác sĩ sẽ tìm hiểu về triệu chứng, kiểm tra mạch và huyết áp, thực hiện điện tâm đồ hoặc siêu âm tim để xác định các tổn thương ở tim nếu có.
Khi nào cần gọi cấp cứu?

Gọi cấp cứu ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh vì thế nên gọi cấp cứu ngay khi có các triệu chứng cảnh báo. 

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bị đau ngực, khó chịu cùng với một trong các triệu chứng sau, đặc biệt là nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 5 phút:

  • Đau hoặc khó chịu ở các khu vực khác của phần trên cơ thể, bao gồm cánh tay, vai trái, lưng, cổ, hàm, hoặc dạ dày.
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi
  • Đầy bụng, cảm thấy nghẹt thở (như đang ợ nóng)
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Choáng váng, chóng mặt, suy nhược cực độ hoặc lo âu
  • Nhịp tim nhanh

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital