Đối tượng và lịch tiêm vacxin viêm não mô cầu ac

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Viêm não mô cầu là bệnh nguy hiểm vì tiến triển nhanh và có thể gây tử vong nhất là với đối tượng trẻ nhỏ. Cho dù không ảnh hưởng đến tính mạng thì bệnh viêm não mô cầu cũng có thể gây ra những hệ lụy nặng nề liên quan đến não. Để bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ này, cần tiêm phòng vacxin viêm não mô cầu ac đầy đủ, đúng lịch.

1. Viêm não mô cầu AC và những thông tin cần biết

Viêm não mô cầu có nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Neisseria meningitidis. Loại vi khuẩn này có nhiều nhóm huyết thanh như A, B, C, W, X, Y,…. Trong đó thì nhóm huyết thanh A, B, C là nhóm gây bệnh phổ biến. Gọi là bệnh viêm não mô cầu AC là vì nguyên nhân gây bệnh chính là do chủng A và chủng C.

Những triệu chứng của bệnh viêm não mô cầu xuất hiện khá đột ngột và biến chuyển nhanh như: sốt cao, đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, chóng mặt thậm chí có thể dẫn đến hôn mê. Một số trường hợp xảy ra tình trạng cứng cổ hoặc xuất hiện phát ban tại những vùng cơ thể như nách, hông, đầu gối,… những ban này có màu đỏ hoặc tím.

Viêm não mô cầu được đánh giá là bệnh nguy hiểm.

Viêm não mô cầu được đánh giá là bệnh nguy hiểm.

Bệnh được đánh giá là nguy hiểm do sự tiến triển nhanh. Triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng 24h sau khi nhiễm hoặc lâu hơn. Nhưng từ khi xuất hiện triệu chứng mà không được điều trị nhanh chóng có thể dẫn đến khả năng tử vong rất cao.

Bênh viêm não mô cầu thường lây qua đường hô hấp, cụ thể là qua các giọt bắn trong không khí khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi ra bên ngoài. Chính vì vậy, khả năng lây lan của bệnh khá nhanh và dễ phát triển thành dịch.

Chính vì sự nguy hiểm của bệnh là tốc độ lây lan nhanh chóng nên để ngăn chặn sự xuất hiện của dịch bệnh trong cộng đồng, chúng ta cần phải tiêm chủng vacxin viêm não mô cầu ac, bc đầy đủ.

2. Đôi nét về vacxin viêm não mô cầu AC

Có 2 loại vắc xin phổ biến và đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam để phòng bệnh viêm não do mô cầu là vắc xin viêm não mô cầu ACYW (thường gọi tắt là AC) và vắc xin viêm não mô cầu BC:

– Vắc xin viêm não mô cầu BC để phòng bệnh viêm não mô cầu do 2 chủng huyết thanh là chủng B và C gây ra.

– Vắc xin viêm não mô cầu ACYW phòng bệnh viêm não mô cầu do các chủng A, Y, C W135 gây bệnh.

Loại vắc xin phòng viêm não mô cầu AC có tên gọi là Mentactra, được sản xuất tại Mỹ nhưng do công ty dược Sanofi của Pháp sản xuất. Vắc xin này được chỉ định tiêm ở bắp, tốt nhất là bắp đùi hoặc ở vùng cơ delta. Tuyệt đối không được tiêm tĩnh mạch, trong hoặc dưới da.

Trước đây đã có loại vắc xin phòng bệnh viêm não mô cầu AC cũ, tuy nhiên đã ngừng sản xuất. Vắc xin phòng viêm não mô cầu ACYW được nghiên cứu sản xuất với mục đích thay thế cho loại vắc xin cũ vì chúng có những ưu điểm như:

– Vắc xin có hiệu quả cũng như độ an toàn sau khi tiêm khá cao. Tập đoàn Sanofi nổi tiếng đã thử nghiệm, chứng minh lâm sàng cho mức độ an toàn của vắc xin này.

Vắc xin viêm não mô cầu có khả năng bảo vệ người tiêm lên đến 90%.

Vắc xin viêm não mô cầu có khả năng bảo vệ người tiêm lên đến 90%.

– Vacxin viêm não mô cầu ACYW có khả năng kích thích cơ thể tạo ra hệ miễn dịch chủ động để phòng ngừa cũng như giảm thiểu hậu quả khi có các chủng vi khuẩn mô cầu A, C, Y W135 xâm nhập vào.

– Tiêm vắc xin có thể bảo vệ người tiêm lên đến 90% trước căn bệnh nguy hiểm viêm não mô cầu AC. Từ đó, người tiêm tránh được nguy cơ mắc bệnh cũng như những hậu quả nghiêm trọng của bệnh.

– Tiêm vắc xin là bảo vệ từng cá nhân không bị mắc bệnh nhưng cũng mang đến lợi ích bảo vệ cả cộng đồng không có dịch. Từ đó kéo theo lợi ích bảo vệ những người không đủ điều kiện để tiêm chủng (như những người bị HIV, bị bệnh lý nền, người ghép tạng,…) cũng được bảo vệ an toàn khỏi căn bệnh này.

3. Đối tượng và lịch tiêm vacxin viêm não mô cầu ACYW

3.1 Vacxin viêm não mô cầu ACYW nên được tiêm cho ai?

Không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, ai trong chúng ta cũng có thể mắc bệnh viêm não mô câu. Những đối tượng sau được bác sĩ khuyến cáo nên tiêm chủng vắc xin phòng bệnh viêm màng não do mô cầu khuẩn:

– Trẻ em trong lứa tuổi từ 9 tháng trở lên. Đây là đối tượng có sức đề kháng kém nên rất dễ nhiễm bệnh từ người khác hoặc môi trường. Những trẻ không có điều kiện tiêm khi được 9 tháng có thể tiêm khi lớn hơn càng sớm càng tốt.

– Những người ở trong vùng có dịch hoặc đã từng tiếp xúc với người mang bệnh cũng cần phải tiêm chủng để bảo vệ.

– Những người đi đến những vùng có dịch hoặc từng có dịch, đặc biệt là ở những nước có nền y tế kém phát triển.

3.2 Đối tượng hạn chế tiêm vaccine viêm màng não mô cầu

Những người sau không nên tiêm hoặc cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm nếu:

– Lần tiêm trước đã từng bị phản ứng dữ dội hoặc bị dị ứng nặng sau khi tiêm vacxin viêm não mô cầu ACYW.

– Bị dị ứng nghiêm trọng với những thành phần có trong vắc xin

– Người đang có bệnh lý nền nặng liên quan đến hệ miễn dịch

– Những người đang có dấu hiệu của một đợt bệnh cấp tính như viêm nhiễm, sốt, đau đầu,…

– Phụ nữ mang thai không nên tiêm phòng trong thời điểm thai kỳ, có thể tiêm trước khi mang thai để phòng ngừa mắc bệnh trong lúc thai nghén.

3.3. Vacxin viêm não mô cầu AC và số mũi tiêm

vacxin viêm não mô cầu ac

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về các thông tin liên quan đến vắc xin

Vắc xin Menactra có số mũi tiêm tùy thuộc vào tình huống.

– Với trẻ từ 9 đến 23 tháng tuổi cần tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng.

– Với trẻ từ 2 tuổi cho đến người lớn thì chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất

Những lưu ý khi tiêm vắc xin Menactra đó là:

+ Có thể tiêm cùng những loại vắc xin khác.

+ Nên tiêm vắc xin viêm não mô cầu ACYW 135 Menactra trước khi tiêm những loại vắc xin có giải độc tố bạch hầu, nhưng không cần phải quan tâm đến khoảng cách giữa 2 loại này. Nếu có nguy cơ mắc bệnh vẫn có thể tiêm cùng nhau.

+ Người tiêm từ 15 đến 55 tuổi có thể tiêm nhắc lại nếu có yếu tố nguy cơ nhưng cần cách mũi trước ít nhất 4 năm.

Trên đây là những thông tin về vắc xin phòng bệnh viêm não mô cầu ACYW, nếu có thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ đến Phòng tiêm chủng của Thu Cúc TCI bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital