Đối phó với bệnh phong thấp những biến chứng nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh phong thấp có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe vì vậy cần phát hiện sớm để có thể đối phó với bệnh phong thấp hiệu quả.

Triệu chứng bệnh phong thấp

 

– Các khớp xương bị sưng và đau nhức, nhất là các khớp xương ở bàn tay, chân; cảm giác cứng xương tại xương tay, vai, xương cột sống, xương chậu, xương đầu gối.

– Đau nhức các bắp thịt sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi, bắp thịt chỗ các khớp bị đau trở nên yếu, xuất hiện những nốt mẩn đỏ dưới da.

Bệnh phong thấp gây đau đớn hạn chế khả năng di chuyển cho người bệnh

Bệnh phong thấp gây đau đớn hạn chế khả năng di chuyển cho người bệnh

– Xảy ra tình trạng các khớp xương không cử động được.

– Người bệnh thường mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, có triệu chứng sốt nhẹ khi bệnh trở nặng.

– Khi cử động các khớp kêu răng rắc

– Lâu ngày, các khớp xương có thể bị biến đổi dẫn đến biến dạng.

 

Những ảnh hưởng sức khỏe khi bệnh phong thấp “ghé thăm”

 

Bệnh phong thấp ghé thăm sẽ khiến cho những khớp xương khó cử động được, kèm theo đó là những cơn đau khiến người bệnh gặp phải những khó khăn khi đi lại. Việc di chuyển trở nên chậm chạp hơn so với người bình thường, mỗi khi đi lại có thể dẫn tới đau nhói.

Để bệnh nặng có thể gây dị hình khớp, dính khớp khiến bệnh nhân bị liệt, tàn tật. Bệnh còn gây suy giảm khả năng miễn dịch và chức năng của nội tạng (gây suy tim, trụy tim,..), thậm chí bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách, phát hiện quá muộn. Bên cạnh đó, người bệnh dễ bị trầm cảm hoặc mắc các bệnh về hệ thần kinh, gan, thận…

 

Điều trị bệnh phong thấp 

 

Không vận động mạnh

Bệnh nhân phong thấp nên hạn chế vận động mạnh

Bệnh nhân phong thấp nên hạn chế vận động mạnh

Với người bị phong thấp thì cần phải tránh vận động mạnh và cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng thật hợp lý. Bạn có thể tham gia các bài tập như bơi lội, yoga, tập dưỡng sinh, đi bộ để việc lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng để giảm nhanh những triệu chứng đau nhức.

Tránh xa thực phẩm gây đau nhức xương khớp

Những loại thực phẩm như phủ tạng động vật, thịt bò, rượu bia, muối, đường thường có chứa hàm lượng phốt pho cao khi đi vào cơ thể sẽ làm lượng canxi quan trọng bị đào thải đi nhanh chóng. Ngoài ra, những thực phẩm có chứa chất béo bão hòa cao như thực phẩm chiên rán, bơ, đồ ăn nhanh, ngô, bơ sữa, đồ nếp qua chế biến sẽ khiến tiểu cầu bị kết dính dẫn tới giãn mạch, xung huyết, cơn đau do phong thấp tăng lên cao hơn.

Hạn chế việc tiêu thụ cà phê

Với những người đang bị phong thấp mà uống cà phê quá nhiều sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo với người đang bị phong thấp hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh thì cần phải tránh xa cà phê.

Điều trị bằng thuốc

Thăm khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về cách điều trị phong thấp

Thăm khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về cách điều trị phong thấp

Phương pháp chủ yếu được áp dụng để điều trị bệnh phong thấp là sử dụng các loại thuốc giảm đau đơn thuần hay các loại giảm đau, kháng viên thuốc nhóm non-steroid. Trong một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng một số thuốc thuộc nhóm corticoid. Tất cả những loại thuốc này đều được lưu ý chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, những đợt viêm khớp cấp tính do những tác dụng phụ không muốn mà người bệnh có thể gặp phải.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital