Với vắc xin, chúng ta sẽ được bảo vệ ít nhất 95% trước ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, đây là vắc xin không phải ai cũng có thể tiêm. Vậy, đâu là độ tuổi tiêm vacxin ung thư cổ tử cung tốt nhất? Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ làm sáng tỏ thắc mắc này của bạn, đừng bỏ lỡ bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Ung thư cổ tử cung
1.1. Khái niệm
Cổ tử cung là bộ phận tiếp nối với âm đạo của tử cung. Cổ tử cung bao gồm 2 phần là: Phần mở cổ tử cung dẫn vào tử cung, được cấu tạo bởi các tế bào tuyến và phần ngoài cổ tử cung – phần mà bác sĩ có thể quan sát được khi khám phụ khoa bằng mỏ vịt, được cấu tạo bởi các tế bào vảy. Nơi 2 phần này giao nhau được gọi là vùng biến đổi. Theo đó, ung thư cổ tử cung thường phát sinh khi một hoặc một vài tế bào tại vùng biến đổi quá phát, lấn át các tế bào khác và tạo thành khối u.
Tế bào gây quá phát dẫn đến ung thư cổ tử cung có thể là tế bào tuyến, tế bảo vảy hoặc cả 2 loại tế bào. Tương ứng với 3 loại tế bào quá phát ấy, chúng ta lần lượt có 3 loại ung thư cổ tử cung là:
– Ung thư biểu mô tế bào vảy: Trong 3 loại ung thư cổ tử cung, ung thư biểu mô tế bào vảy là loại phổ biến nhất. Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, 90% ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào vảy.
– Ung thư biểu mô tuyến.
– Ung thư biểu mô hỗn hợp: Trái ngược với ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô hỗn hợp là loại ít phổ biến nhất trong 3 loại ung thư cổ tử cung. Vì phát sinh do cả tế bào tuyến và tế bào vảy quá phát, ung thư biểu mô hỗn hợp mang đặc điểm của cả ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.
1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung được xác định là Human Papillomavirus hay HPV – một loại virus có khả năng tắt các gen ức chế khối u. Human Papillomavirus hay HPV có nhiều tuýp, mỗi tuýp có nguy cao cao gây một loại ung thư hoặc bệnh lý khác nhau, như: Ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, mụn rộp sinh dục và ung thư vòm họng,…
1.3. Đối tượng nguy cơ
Ung thư cổ tử cung xuất hiện ở nhiều nhóm đối tượng có tuổi tác khác nhau. Trong đó, nhóm 35 – 44 tuổi là nhóm có nhiều bệnh nhân ung thư cổ tử cung nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc, ung thư cổ tử cung có đối tượng nguy cơ là phụ nữ trong độ tuổi 35 – 44 tuổi. Mặc dù vậy, những năm gần đây, trên toàn thế giới, ung thư cổ tử cung đang trẻ hóa. Chứng minh cho thực tế này, ở Việt Nam đã ghi nhận một trường hợp ung thư cổ tử cung mới 14 tuổi.
1.4. Biến chứng
Ảnh hưởng trực tiếp nhất của ung thư cổ tử cung đối với sức khỏe bệnh nhân là làm bệnh nhân khó hoặc không thể mang thai. Bởi để điều trị ung thư cổ tử cung, bệnh nhân có thể sẽ phải hóa trị, xạ trị hoặc cắt cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng,…
Ngoài ra, ung thư cổ tử cung cũng giống những ung thư khác, có thể di căn đến nhiều bộ phận trên cơ thể, khiến những bộ phận này phải chịu những biến chứng nguy hiểm nặng nề.
2. Vắc xin ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi; tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để đạt được kết quả đó là bệnh nhân phải phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm. Việc đó là hết sức khó, bởi ở giai đoạn sớm, ung thư cổ tử cung không biểu hiện rõ ràng. Chính vì vậy, vắc xin có ý nghĩa rất to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe trước ung thư cổ tử cung.
2.1. Khái niệm
Là một chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ HPV, trong cơ thể, vắc xin ung thư cổ tử cung sẽ kích thích hệ miễn dịch của chúng ta sản sinh kháng thể tiêu diệt HPV, từ đó tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống ung thư cổ tử cung. Bởi đã có kháng thể tiêu diệt HPV, trẻ đã tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung còn được bảo vệ ít nhất 95% trước nhiều loại ung thư khác, như: Ung thư vòm họng, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ,…
2.2. Độ tuổi tiêm vacxin ung thư cổ tử cung tốt nhất?
Đâu là tuổi tiêm vacxin ung thư cổ tử cung tốt nhất? Theo chuyên gia, mọi tuổi thuộc khoảng 9 – 26 đều thích hợp như nhau để dự phòng ung thư cổ tử cung bằng vắc xin. Thực tế, độ tuổi mặc dù vẫn có thể nhưng không còn đủ tốt để chủng ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung là trên 26 tuổi và độ tuổi không thể chủng ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung là dưới 9 tuổi.
2.3. Phân loại
Vắc xin ung thư cổ tử cung đang lưu hành tại Việt Nam hiện tại có 2 loại, là: Gardasil và Gardasil 9. Cả 2 loại vắc xin đều có chung đơn vị nghiên cứu và sản xuất là Merck Sharp & Dohme, Mỹ – một trong những tập đoàn dược phẩm, chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới. Có thể nói, trong 2 loại thì vắc xin Gardasil 9 ưu việt hơn khi mở rộng được đối tượng và phạm vi phòng bệnh tương đối nhiều:
– Vắc xin Gardasil: Chỉ chủng ngừa được 4 tuýp HPV là 6, 11, 16, 18 và chỉ có thể sử dụng cho nữ giới, 9 – 26 tuổi.
– Vắc xin Gardasil 9: Chủng ngừa được 9 tuýp HPV là 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58 và ngoài nữ giới, có thể sử dụng được cho cả nam giới, 9 – 26 tuổi.
2.3.1. Vắc xin Gardasil
– Lịch tiêm: 3 mũi, mũi 1 và mũi 2 cách nhau 2 tháng, mũi 2 và mũi 3 cách nhau 4 tháng.
– Liều dùng: 0,5ml.
– Đường dùng: Tiêm bắp.
2.3.2. Vắc xin Gardasil 9
– Lịch tiêm cho đối tượng 9 – 14 tuổi: 2 hoặc 3 mũi
Phác đồ tiêm 2 mũi: Đảm bảo 2 mũi cách nhau 6 – 12 tháng.
Phác đồ tiêm 3 mũi: Nếu 2 mũi cách nhau chưa được 6 tháng, cần tiêm thêm mũi 3, cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng (đảm bảo 1 năm 3 mũi).
– Lịch tiêm cho đối tượng 15 – 26 tuổi: 3 mũi, mũi 1 và mũi 2 cách nhau 2 tháng, mũi 2 và mũi 3 cách nhau 4 tháng.
– Liều dùng: 0,5ml.
– Đường dùng: Tiêm bắp.
Phía trên, Thu Cúc TCI đã giải đáp thắc mắc của bạn về độ tuổi tiêm vacxin ung thư cổ tử cung tốt nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết về vắc xin ung thư cổ tử cung, liên hệ Thu Cúc TCI, bạn nhé!