Độ tuổi nào nên thực hiện tầm soát ung thư trực tràng?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư trực tràng là căn bệnh nguy hiểm và dần có dấu hiệu trẻ hóa độ tuổi người mắc. Vậy nên bắt đầu tầm soát ở độ tuổi bao nhiêu để có được kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết để biết được độ tuổi tầm soát ung thư trực tràng phù hợp nhất, giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

1. Sơ lược về tầm soát ung thư trực tràng

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến ung thư trực tràng đều là từ polyp trực tràng. Polyp có thể phát triển thành tế bào ung thư sau nhiều năm, tùy thuộc vào đặc tính của từng loại. Vì vậy, việc tầm soát sớm sẽ góp phần phát hiện kịp thời các dấu hiệu tiền ung thư trực tràng và loại bỏ sớm tránh để các polyp này phát triển.

1.1. Tại sao cần phải tầm soát ung thư trực tràng?

Ung thư trực tràng là bệnh ung thư phổ biến ở cả hai giới và có tỷ lệ dẫn tới tử vong rất cao. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, polyp đại tràng có thể phải mất 10 đến 15 năm để phát triển thành ung thư. Bởi vậy tầm soát bệnh thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn hoàn toàn bằng cách loại bỏ các khối u trước khi chúng phát triển.

Ngoài ra, tầm soát ung thư đại trực tràng còn giúp tìm ra bệnh khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn. Dù vậy, không ít người được chẩn đoán ung thư trực tràng khi bệnh đã vào giai đoạn muộn. Đối với trường hợp này, hiệu quả điều trị không cao và tốn kém nhiều về chi phí. Bởi vậy, sàng lọc sớm ung thư trực tràng có vai trò quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời giúp tâm lý người bệnh thoải mái và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Cần cảnh giác căn bệnh ung thư trực tràng và thực hiện tầm soát ung thư trực tràng sớm nhất có thể

Ung thư trực tràng là bệnh ung thư phổ biến ở cả hai giới và có tỷ lệ tử vong rất cao.

1.2. Có thể tầm soát ung thư trực tràng bằng những cách nào?

Hiện nay, có rất nhiều cách để sàng lọc và phát hiện sớm ung thư trực tràng, dưới đây là một số cách được áp dụng phổ biến:

Xét nghiệm máu để xác định chất chỉ điểm ung thư CEA, CA 19-9 và CA 72-4.

– Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.

– Nội soi đại tràng.

– Chụp X – quang đại tràng có sử dụng thuốc cản quang.

– Siêu âm ổ bụng.

Chụp cắt lớp vi tính CT/ chụp cộng hưởng từ MRI.

2. Phân loại nhóm nguy cơ mắc ung thư trực tràng

2.1. Nhóm nguy cơ trung bình mắc ung thư trực tràng

– Những người có độ tuổi từ 40 trở lên, sẽ là nhóm có nguy cơ mắc ung thư trực tràng.

– Có họ hàng xa (không phải cha mẹ hay anh chị em ruột) mắc phải ung thư trực tràng.

2.2. Nhóm nguy cơ cao mắc ung thư trực tràng

– Người có người thân là cha mẹ hay anh chị em ruột đã từng mắc ung thư đường tiêu hóa hoặc mắc polyp trực tràng.

– Người bị viêm loét trực tràng vô căn, polyp trực tràng hoặc mắc bệnh Crohn.

– Người bệnh đã từng điều trị ung thư bằng phương pháp chiếu xạ vùng bụng hay vùng chậu.

Nhóm người nguy cơ cao mắc ung thư trực tràng

Những người bị viêm ruột Crohn có nguy cơ cao mắc ung thư trực tràng

3. Độ tuổi nào nên thực hiện tầm soát ung thư trực tràng?

3.1. Độ tuổi khuyến nghị thực hiện sàng lọc ung thư trực tràng

Theo như lời khuyên từ các bác sĩ, mọi người nên bắt đầu tầm soát ung thư đại tràng từ 45 tuổi trở lên đối với người không thuộc các nhóm nguy cơ nêu trên và thực hiện tầm soát thường xuyên từ độ tuổi 50 trở lên. Tần suất sàng lọc sẽ tùy thuộc vào phương pháp được sử dụng. Sàng lọc ung thư trực tràng thường phát hiện các polyp trước khi chúng phát triển thành ung thư. Từ đó có thể loại bỏ kịp thời các polyp có thể ngăn ngừa ung thư trực tràng.

Tuy nhiên, với những người thuộc hai nhóm nguy cơ bài viết đã nêu ở trên, có thể thực hiện tầm soát ung thư sớm hơn. Dựa vào lần tầm soát đầu tiên, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả cùng với bệnh sử cá nhân, gia đình mà cho lời khuyên về tần suất và thời điểm kiểm tra kế tiếp. Từ đó giúp những người thuộc nhóm nguy cơ cao có thể phòng ngừa ung thư trực tràng một cách tối ưu và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư trực tràng nên tư vấn trực tiếp với bác sĩ để có cho mình quy trình tầm soát riêng phù hợp nhất với thể trạng của bản thân.

3.2. Có nên sàng lọc ung thư trực tràng trước độ tuổi 50?

Theo số liệu từ Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), tỷ lệ người mắc ung thư trực tràng dưới 50 tuổi ngày càng tăng, đặc biệt là những người từ 20 đến 30 tuổi. Phần lớn nguyên do dẫn đến tỷ lệ trẻ hóa người mắc ung thư trực tràng là do:

– Lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học.

– Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia không kiểm soát.

– Lười vận động.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người trẻ trong khoảng 30 đến 35 tuổi cũng có khả năng mắc ung thư trực tràng, nên việc tầm soát sớm là vô cùng phù hợp. Việc sàng lọc và phát hiện sớm ung thư trực tràng giúp giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt cắt bỏ sớm polyp qua nội soi giúp giảm tới 80% tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng.

nội soi tiêu hóa không đau, giải pháp cho bệnh nhân ung thư trực tràng

Nội soi là một trong những phương pháp hữu hiệu để tầm soát ung thư trực tràng

Vì vậy, việc sàng lọc ung thư trực tràng vào lúc nào là rất cần thiết, mọi người nên cân nhắc thực hiện sàng lọc ung thư trực tràng càng sớm càng tốt, tránh bỏ lỡ khoảng “thời gian vàng” để điều trị.

Việc tầm soát ung thư trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, bởi phần lớn các cơ sở y tế đều cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư định kỳ. Tuy nhiên, việc lựa chọn được cơ sở khám bệnh uy tín chất lượng để thăm khám là điều mà mọi người cần để ý khi có ý định sàng lọc ung thư trực tràng.

Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là điểm đến chăm sóc sức khỏe chủ động được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Nếu có mong muốn sàng lọc và phát hiện sớm ung thư trực tràng bạn có thể lựa chọn khám trọn gói tại đây với đa dạng các gói tầm soát từ cơ bản đến chuyên sâu. Đồng thời, với thiết bị máy móc khám bệnh hiện đại và đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực ung bướu, Thu Cúc TCI hứa hẹn mang tới cho mọi người trải nghiệm khám bệnh hài lòng nhất.

Trên đây là những thông tin về độ tuổi phù hợp để sàng lọc và phát hiện sớm ung thư trực tràng, mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp mọi người trong việc chủ động tầm soát ung thư.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital